11.7.18

Chết dưới tay Trung Cộng


Ai chết? Chính là đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao?

Thứ nhất, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam bằng việc thắt chặt mối quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc, thi hành một mô hình kinh tế - chính trị như là một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc, cùng với nó là thể hiện quan điểm ngoại giao trên trường quốc tế tương tự như Trung Quốc, làm như vậy người trong nước và kể cả người nước ngoài sẽ nhìn các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam như là một tay sai và chư hầu của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên thế giới, và cả trong nước, người ta không ưa đảng Cộng sản Trung Quốc thì nghiễm nhiên họ ghét lây và cô lập cả đảng Cộng sản Việt Nam.

Những thành tố cần thiết của một mô hình chính trị tốt

Hệ thống chính trị Đức. Nguồn: wikipedia.
Chọn lựa và thiết lập một mô hình chính trị dân chủ làm nền tảng cho sự phát triển là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của một quốc gia khi chuyển đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ. Chọn lựa một mô hình chính trị là một công việc khoa học và do đó một mô hình nên được chọn lựa dựa trên những đánh giá một cách khoa học và khách quan. Là một nước đi sau, Việt Nam có cả thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi ở chỗ Việt Nam có thể tham khảo các mô hình chính trị dân chủ của các nước cũng như tất cả các bản hiến pháp, luật lệ, và cấu trúc của các cơ quan chính quyền. Bên cạnh những thuận lợi đó, một bất lợi lớn nhất đối với Việt Nam là đa phần người dân, kể cả giới trí thức, chưa có dịp sinh hoạt và những kinh nghiệm quản trị trong một chế độ dân chủ. Nhưng nếu nhìn kinh nghiệm của các nước như Đài Loan hay Hàn Quốc, và gần đây hơn là Indonesia, từng bước thiết lập và vun xới những cơ chế chính trị dân chủ nở rộ, những người Việt Nam hẳn sẽ phải tự tin vào chính mình rằng rồi đây chúng ta, bằng óc cầu tiến, chịu khó tham khảo và đào sâu tìm hiểu sự thành công cũng như những yếu kém của các mô hình chính trị, sẽ có thể thiết lập và vun đắp một mô hình chính trị dân chủ phù hợp với tình hình Việt Nam.

Thiết lập một công trình cần một bộ khung. Dựng xây một chế độ chính trị cũng vậy. Một mô hình chính trị cần những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này là trụ cột mà dựa vào đó hiến pháp, luật lệ, và sự phân bổ của các cơ quan chính phủ được dựng xây sao cho nhằm đảm bảo những nguyên tắc này. Có năm nguyên tắc quan trọng mà một mô hình chính trị thành công cần phải có:

4.7.18

Quảng Ninh hối sớm sáp nhập kinh tế với Trung Quốc


Bản tin trên VTC (1) mở đầu bằng việc chiều ngày 2/7/2018, tại hội nghị trực tuyến chính phủ với các địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh là Nguyễn Đức Long đã hối trung ương sớm thông qua luật đặc khu kinh tế và đẩy nhanh tiến độ kết nối kinh tế giữa thành phố Móng Cái của Quảng Ninh với thành phố Đông Hưng của Trung Quốc.

Ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Đức Long kiến nghị với trung ương ba vấn đề, nguyên văn như sau:

3.7.18

Tổ chức, tổ chức, và tổ chức. Đảng Cộng sản không mạnh như bạn tưởng



Nhiều người nhìn những con số rằng Đảng Cộng sản có tới 4 triệu đảng viên, rằng Đảng Cộng sản nắm từ công an, quân đội, an ninh cho tới toà án nên bạn sẽ không thể nào đánh bại được Đảng Cộng sản. 

Đó là một tư tưởng chiến bại. Nếu tất cả những dân tộc đã từng bị đảng cộng sản ở nước họ khống chế đều mang tâm lý chủ bại như thế thì hẳn giờ này họ đã không thể tận hưởng một chế độ tự do hoặc ít nhất đang tiến đến một thể chế tự do hơn, không còn cảnh bị đảng cộng sản khống chế, và các đảng cộng sản cũng không thể nào đang trên đà tuyệt chủng khi chỉ còn có 4 nước bị cai trị bởi đảng cộng sản là Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cuba. 

Những dân tộc khác đã bước qua và vứt bỏ đảng cộng sản sang một bên thì hẳn nếu bạn là một người Việt Nam, còn dám tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của mình, thì hẳn cũng phải tự tin rằng dân mình cũng sẽ làm được như người ở xứ họ.

Với những người vận động nhằm chuyển đổi hệ thống chính trị sang mô hình dân chủ, Đảng Cộng sản là đối thủ của họ. Vì vậy mà bạn cần nghiên cứu kỹ đối thủ của bạn trước khi đưa ra những kế hoạch để đối phó. 

Đảng Cộng sản thực ra không mạnh như bạn tưởng. Họ có 4 triệu đảng viên, nhưng người nắm thực quyền kiểm soát toàn bộ Đảng và định hướng đi của đất nước thực ra chỉ có 18 người trong Bộ Chính trị. 

30.6.18

Luật An ninh mạng: Mở đường cho một cuộc trấn áp mới


Ngày 28/6 vừa rồi, chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng. Và như vậy, trừ khi có những tác động ghê gớm, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu năm 2019.

Cho tới nay, nhiều người vẫn chưa hiểu hết một cách trọn vẹn những nguy cơ và tác hại của Luật An ninh mạng này, và vì vậy mà sự lên tiếng vẫn chưa đủ mạnh. Nếu tìm hiểu kỹ, cả về phương diện luật học và về phương diện công nghệ, bạn sẽ thấy Luật An ninh mạng là một công cụ góp phần củng cố và thắt chặt chế độ công an trị của Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của xã hội từ tầm mức cá nhân đến an ninh quốc phòng.

25.6.18

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

Mỗi bài báo cung cấp một góc nhìn khác nhau đối với một sự kiện, mà đôi khi để hiểu hết sự kiện đó chúng ta cần đọc nhiều bài báo khác nhau, đặt trong các bối cảnh, để từ đó mới có một góc nhìn đầy đủ. Và nếu chỉ có đọc một bài báo thì nếu suy xét chúng ta sẽ vấn vương với nhiều dấu hỏi. Vì vậy mà đọc một bài báo còn giúp người đọc đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu hơn về sự việc.

Riêng với bài báo của Xinhua (Tân Hoa Xã) về đặc khu Vân Đồn chúng ta trước hết đọc nội dung bài báo rồi sau đó sẽ là lời bình. Nội dung của bài báo Xinhua để trong phần Phụ lục dưới cùng (1).


Tại sao chúng ta lại để tâm tới Xinhua? Đơn giản là vì Xinhua là cơ quan truyền thông lớn nhất và ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Nó là một tờ báo và một cơ quan của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch của Cơ quan Thông tấn Xinhua là một Uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Xinhua là một cơ quan cấp bộ trực thuộc chính quyền trung ương của Trung Quốc. Xinhua có trang web chính là www.news.cn/english, và có ba cơ quan trực thuộc là Reference News (là tờ báo phổ biến chủ yếu trong nội địa), CNC World (là tờ báo tiếng Anh), và xinhuanet.com (là tờ báo đăng nội dung về đặc khu). Nói như vậy để thấy tin đăng trên xinhuanet là một tin được duyệt xét kỹ, tuân theo kỉ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc, có uy tín, và chắc chắn là có một thông điệp nghiêm túc chứ không phải đơn thuần là thích thì đăng.




17.6.18

Làm gì để chuyển đổi một chế độ độc tài?


Khi hỏi câu này, nhiều người sẽ nhanh chóng trả lời rằng hãy kêu gọi nhân dân xuống đường và một cuộc bất tuân dân sự kéo dài có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ. Thật vậy, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản và độc tài từ châu Âu cho tới châu Phi đều có chung một đáp án, đó là khi mà sự xuống đường của nhân dân đủ lớn kêu gọi một sự thay đổi chế độ thì sau đó, cùng với sự nhập cuộc của quân đội, sự thay đổi đó sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng.

Bao nhiêu người xuống đường là đủ để thay đổi một chế độ? Những quan sát chính trị chỉ ra rằng chỉ cần 3,5% dân số xuống đường là đủ. Với một thành phố khoảng 10 triệu dân, 3,5% dân số tức khoảng 350 ngàn người. Nhưng thật ra con số người xuống đường để làm thay đổi một chế độ có thể thấp hơn nhiều. Đơn giản là khi mà số người xuống đường lớn hơn một ngưỡng nào đó thì nó đủ mạnh để tạo ra một hiệu ứng ngưỡng, làm vỡ tràn sự sợ hãi của nhân dân, thúc đẩy mọi người cùng xuống đường đòi thay đổi. Vì vậy mà ở các cuộc xuống đường ở Ai Cập làm sụp đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak, người ta đếm được lượng người xuống đường ít hơn nhiều so với con số 3,5%.

Tuy vậy, vấn đề lớn hơn đối với các nhà hoạt động chính trị đó là làm sao để vận động người dân xuống đường đạt đến những con số này, và đâu là những chiến thuật nhằm dẫn dắt nhân dân?

Muốn làm được như vậy, trước hết bạn phải hiểu những sức mạnh của đối phương, tức chế độ độc tài.

14.6.18

Hãy đòi quyền được đại diện hợp pháp với một quốc hội dân chủ


Nhờ có truyền thông và mạng xã hội mà người dân ngày càng thấy được rõ hơn những gương mặt và trình độ của những người được gắn cho cái mác là “đại biểu quốc hội của dân”.

Gọi là cái mác “đại biểu quốc hội của dân” là bởi vì nhân dân không có thực sự bầu cho họ làm đại biểu. Bầu cử quốc hội chỉ là một màn diễn kịch mà người đá bóng và người thổi còi đều là tay chân của đảng Cộng sản. Người của đảng Cộng sản tổ chức các buổi hiệp thương, đề cử ra các ứng viên, tổ chức bầu cử, giám sát bầu cử, kiểm phiếu và công bố. Trong suốt quá trình bầu cử không có một tổ chức độc lập nào giám sát. Người dân được huy động đi bầu đại những ông bà mà họ chẳng hề biết ai và cũng chẳng biết phiếu bầu của mình có được tính hay không. Hậu quả là trong 496 đại biểu quốc hội thì tới 96% là đảng viên cộng sản và chỉ 21 người không thuộc đảng Cộng sản, mà nếu là người có lòng tự trọng cao độ thì hẳn 21 người này nên từ chức chiếc ghế đại biểu quốc hội của mình. Quốc hội do đó thực chất là một tổ chức của đảng Cộng sản, nhưng gắn cái mác “cơ quan đại diện cho nhân dân” để hợp thức hoá các chủ trương và chính sách của đảng Cộng sản.

Điểm chung của dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng: mở đường để sáp nhập vào Trung Cộng


Cho đến nay, những người quan tâm đa số chỉ thấy được rõ ràng, giấy trắng mực đen dựa vào các điều luật (*), rằng dự luật an ninh mạng nhằm bóp nghẹt tự do.

Sự thật là dự luật an ninh mạng có một ảnh hưởng sâu xa hơn gấp nhiều lần: Đó là nó, cùng với dự luật đặc khu kinh tế, mở đường cho một sự sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc.

Chúng ta xứng đáng có một quốc hội dân chủ, của dân, do dân, và vì dân

                                     

HÃY CÙNG YÊU CẦU MỘT CUỘC BẦU CỬ TỰ DO

CHÚNG TA XỨNG ĐÁNG CÓ MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ, CỦA DÂN, DO DÂN, VÀ VÌ DÂN

Thưa quý bạn,

Hơn một ngàn năm trước, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Trước đó và sau đó, biết bao gương hi sinh và máu đổ để chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Đất nơi chúng ta sống, nước chúng ta uống, và không khí chúng ta thở trên mảnh đất hình chữ S này nhuộm biết bao máu xương của tiền nhân trong công cuộc dựng nước, mở cõi, và chống ngoại xâm.

Đó là những tấm gương của Hai Bà Trưng chống quân nhà Hán. Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục chống quân nhà Lương. Mai Hắc Đế chống quân nhà Đường. Lê Đại Hành chống quân nhà Đại Tống. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhà Trần chống quân Nguyên Mông. Nhà Hồ của nước Đại Ngu chống quân Minh. Lê Lợi đánh quân nhà Minh giành độc lập dân tộc. Quang Trung đại phá quân Thanh. Các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi phía Nam, cùng vô số các binh lính và nhân sỹ đã đóng góp mồ hôi và xương máu.

Họ là tổ tiên của chúng ta, của bạn và của tôi, và họ là những anh hùng. Họ dựng xây nên đất nước này và muốn chúng ta lưu giữ đến ngàn sau. Họ yêu quý đất nước mình và muốn chúng ta cùng biến nó thành một nơi của tự do và phồn thịnh.

Hôm nay, chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng và nguy cơ mất nước.

Hãy cùng đòi bầu cử tự do, đừng để họ mặc cả trên quê hương


Dưới áp lực của dư luận, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ giảm thời gian cho thuê đất mà theo đề xuất hiện nay là 99 năm.

Hành động này cho thấy vài vấn đề:

Luật đặc khu: Đảng chỉ tay, chính phủ ra tay, quốc hội giơ tay, dân trắng tay


Không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu: “Đảng chỉ tay, chính phủ ra tay, quốc hội giơ tay, dân trắng tay”. Tiến trình làm dự luật đặc khu là một ví dụ.

Luật đặc khu: Mở đường cho di dân Trung Quốc


Trước hết, hãy đọc những điều luật liên quan đến di dân.

Điều 52 về nhập cảnh, đi lại và cư trú phát biểu rằng người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày. Điều 55 về cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn phát biểu rằng công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.

Hai điều này có nghĩa rằng người Trung Quốc được tự do đến Vân Đồn mà không cần thị thực trong một khoảng thời gian xác định là 60 ngày. Và khi hết hạn thì họ chỉ cần lái xe từ Vân Đồn qua biên giới Trung Quốc và chạy ngược lại Vân Đồn, tiếp tục ở một khoảng thời gian nữa. Bằng cách này, họ có thể lưu trú mãi mãi ở Vân Đồn. Cách làm này không khác bao xa cách người Việt ở Malaysia hay Singapore có thể cư trú một cách hợp pháp lâu dài ở đây, mặc dù về nguyên tắc thì họ chỉ được phép ở 14 ngày. Bởi vì hết hạn quyền lưu trú cho mục đích du lịch, họ chỉ cần đi xe buýt qua biên giới nước láng giềng là Singapore hay Malaysia, đóng dấu vào hộ chiếu là có thể quay ngược lại và lưu trú tiếp. Vì vậy, với dự luật này, Vân Đồn sẽ tràn ngập người Trung Quốc trong một ngày không xa.

Điều 57 về cơ chế chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Phú Quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy, với 110 tỉ đồng, hay tương đương 5 triệu đô-la Mỹ đầu tư vào Phú Quốc, nhà đầu tư sẽ có quyền định cư, mua nhà đất ở Phú Quốc, và khi chết đi con cái sẽ thừa hưởng, trở thành một công dân của Phú Quốc. Đây thực chất là một chính sách bán thẻ định cư.

Tuy vậy, dù không nói thẳng ra là bán quốc tịch cho ai, người có suy luận đều biết rằng khách hàng chính sẽ là người Trung Quốc. Vì khó mà thuyết phục người Âu Mỹ di cư qua Phú Quốc làm gì.

Malaysia là một ví dụ như vậy. Người Trung Quốc đánh cược rằng thành phố Johor Bahru, thuộc bang Johor của Malaysia nằm cách Singapore một cây cầu là một Thâm Quyến tương lai. Vì vậy mà họ đầu tư vào dự án Iskandar, xây nhà và bán trực tiếp cho người Trung Quốc từ đại lục. Người Trung Quốc mua nhà một phần vì đó là cách giúp họ đầu tư ra nước ngoài, phần còn lại là họ ngay lập tức được nhận thẻ định cư. Dự án Forest City của tập đoàn Trung Quốc Country Garden Holding là dự án lớn nhất trong 60 dự án tại đây được xây cho 700 ngàn người ở. Dự án gồm có cao ốc văn phòng, công viên, khách sạn, khu mua sắm, trường quốc tế nằm trong một khung cảnh cây xanh. Tổng cộng 60 dự án sẽ xây khoảng hơn nửa triệu căn nhà.

Tưởng tượng một ngày nào đó các chủ đầu tư Trung Quốc cũng xây chừng vài trăm ngàn căn nhà như vậy, bán cho những người Trung Quốc sang định cư. Chẳng mấy chốc, Phú Quốc sẽ trở thành vùng đất của người Trung Quốc.

Và khi có xung đột chiến tranh diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc khi mà Trung Quốc ngày càng chiếm dần các đảo và biển của Việt Nam. Người Trung Quốc ở Phú Quốc và Vân Đồn bằng cách nào đó được nhanh chóng trang bị vũ khí thì Việt Nam chỉ trong phút chốc mất ngay Phú Quốc và Vân Đồn. Ngay sau đó, với một đa số cư dân hợp pháp người Trung Quốc ở Phú Quốc, một cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng diễn ra giành độc lập Phú Quốc và sau đó sát nhập vào Trung Quốc là một kịch bản có thể thấy được. Nó tương tự như cách Nga đứng sau dân quân Nga chiếm Crimea và hỗ trợ một cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập vào Nga.

Nguyễn Huy Vũ
6.6.2018


Tham khảo: Dự thảo luật đặc khu hành chính lần thứ 5. Truy cập ngày 6/6/2018. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx

Luật đặc khu: Miễn phí thuê đất (tức cho không khu đất) tới 99 năm


Luật làm ra là để bất kỳ một người dân nào có nhận thức trung bình cũng đều có thể đọc hiểu và được. Chúng ta hãy cùng đọc để hiểu luật. Ở đây chúng ta cùng đọc điều 32 về “Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu” và điều 45 về “Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước”. Điều 32 có 7 khoản, điều 45 có 8 khoản. Ở đây chúng ta đọc Khoản 1 của cả hai điều, nguyên văn như sau:

Trao đổi về bài "Luật Đặc Khu" của Lê Nguyễn Duy Hậu


Bạn Lê Nguyễn Duy Hậu có bài luật đặc khu (1). Bài viết này của mình xin trả lời những điểm quan trọng trong bài của Hậu. Trao đổi này của mình với hi vọng rằng những người quan tâm tới đất nước cùng chia sẻ và phản biện trong hi vọng tìm ra những hướng đi và điều tốt nhất cho đất nước. Mình xin lược bỏ phần giới thiệu ở đầu để tập trung vào phần luận điểm chính:

Những nguồn học liệu mở giúp thay đổi xã hội trong hoà bình


Bạn muốn thay đổi xã hội trong hoà bình. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn không biết những công cụ nào nên dùng. Bạn muốn tìm hiểu làm thế nào người dân ở các nước độc tài đã có thể vận động để thay đổi xã hội hướng về một đất nước tự do, dân chủ, và phồn thịnh hơn. Bạn muốn học cả lý thuyết lẫn các cách thức nhằm vận động xã hội để hướng về những thay đổi tốt đẹp hơn.

Với những mong muốn trên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy và học hỏi trong các nguồn học liệu mở dưới đây, hoàn toàn miễn phí. Đa số học liệu là tiếng Anh, tuy vậy, cũng có những nguồn học liệu có bản dịch tiếng Việt.

Giống như một chiến binh trước khi ra trận phải rèn luyện võ nghệ, những người mong muốn hành động để tạo nên một xã hội tiến bộ hơn cũng cần đọc, học, và dùng các phương cách vận động xã hội.

Dưới đây là một danh sách các nguồn học liệu mở cung cấp cho bạn các thông tin về tụ họp hoà bình và phản kháng dân sự (civil resistance) — những quyền đã được công nhận là quyền con người cơ bản trong luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

3.6.18

Hãy cùng đòi bầu cử một quốc hội khác: Một quốc hội dân chủ


Ở các nước dân chủ, các đại biểu quốc hội, hay còn gọi là các dân biểu, được người dân bầu chọn lên một cách công bằng và tự do nhằm đại diện cho quyền lợi của nhân dân và đất nước. Quốc hội dân chủ với các dân biểu do đó là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Họ chịu trách nhiệm bầu chọn nên thủ tướng trong các chế độ nghị viện, giám sát chính phủ và làm ra các điều luật.

Nhờ có tự do chính trị và bầu cử tự do mà người dân chọn được các dân biểu ưu tú, phụng sự vì lợi ích nhân dân và đất nước.

Còn ở ta? Nếu không tra trên mạng, không ai biết đại biểu quốc hội của mình là ai. Và cũng chẳng mấy ai bầu cho đại biểu quốc hội của mình. Tất cả chỉ là một màn kịch đảng cử dân bầu. Đảng chọn người của họ ra rồi ép buộc, vận động người dân bỏ phiếu đại cho có hình thức. Và vì vậy mà không có một cơ quan độc lập nào được quyền giám sát việc kiểm phiếu như ở các xứ tự do.

Ai được ứng cử, ai được bầu đã có sự định hướng, vận động từ trên trong nội bộ đảng Cộng sản. Kết quả là quốc hội Việt Nam hiện nay có 496 đại biểu quốc hội thì có đến 475 người là đảng viên đảng Cộng sản, tức đảng viên cộng sản chiếm 96% quốc hội. Những đại biểu quốc hội độc lập ngoài Đảng đa phần đều là “chân gỗ”, tức người ăn theo nói leo với Đảng để kiếm tiếng, dựa hơi.

Chính vì có một quốc hội như thế cho nên đại biểu quốc hội vừa kém về trình độ so với mặt bằng trí thức chung, vừa không là đại diện cho nhân dân, mà nó đích thực là một cơ quan của đảng Cộng sản, chịu trách nhiệm hợp pháp hoá các văn kiện của đảng Cộng sản, không hơn không kém.

2.6.18

Những đề xuất chính sách mới cho đặc khu


Để phát triển ba đặc khu trở thành một thành công về kinh tế, thực ra chỉ cần 10 điều kiện dưới đây.

Một, bảo đảm quyền sở hữu đất đai và tài sản. Hãy cho phép người dân được quyền sở hữu đất đai, bắt đầu ở 3 đặc khu. Chỉ khi sự sở hữu được bảo đảm thì các cá nhân mới mạnh dạn đầu tư và phát triển các đặc khu.

1.6.18

Thông điệp bán nước trong dự luật đặc khu


Bài này trình bày và đưa ra các đánh giá về các điều luật của dự luật đặc khu (1). Nó cho thấy rằng dự luật này vừa tồi về hình thức lẫn nội dung, lại mở ra những cửa ngỏ có tính nguy hại về an ninh lẫn quốc phòng cho Việt Nam mà nếu nói không quá thì đó là một hình thức bán nước.

Để đánh giá một bộ luật ta dựa trên hai khía cạnh, đó là hình thức và nội dung.

31.5.18

Hiệp định Thành Đô là có thật!


“Hiệp định Thành Đô là có thật. Chúng nó bán nước thật rồi em ạ!” Anh nói rõ ràng từng tiếng một và lý giải cho quyết định bán hết nhà cửa của mình ở Việt Nam để quay lại nước ngoài.

Anh là bạn tôi. Một người bạn vong niên. Thuộc lớp người được đào tạo bài bản ở phương Tây, từng đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các cơ quan quốc tế và khi về Việt Nam đã có dịp làm việc và cố vấn ở các bộ ngành, được tiếp cận và đóng vai trò tư vấn cho cả thủ tướng chính phủ.

29.5.18

Họ đang bán mất quê hương?


Trong suốt một thời gian dài, những đồn đoán về nội dung của Hội nghị Thành Đô 1990 — nơi mà những cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thời bấy giờ, gồm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, đã thoả thuận với phía Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước — vẫn chỉ là những đồn đoán và xầm xì đó đây. Ngoại trừ những cấp lãnh đạo cộng sản cao nhất, không ai biết một cách chính xác điều gì diễn ra và thoả thuận nào đã được ký. Người nói đó là hiệp định bán nước trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc như là một tỉnh tự trị, tương tự như Nội Mông, Tân Cương, Quảng Tây hay Tây Tạng. Kẻ hoài nghi rằng đó là những đồn đoán thiếu cơ sở.

28.5.18

Hãy làm điều gì đó đi


Những bạn có dịp trải qua bốn mùa rõ nét — xuân, hạ, thu, đông — ở một xứ ôn đới sẽ nghiệm ra điều kỳ diệu của thiên nhiên. Mùa đông lạnh lẽo nếu để ý sẽ thấy ít côn trùng. Chỉ khi nhiệt độ ấm dần thì côn trùng mới bắt đầu có dịp sinh sôi và xuất hiện. Giữa mùa xuân và đầu mùa hè là mùa côn trùng hiện diện nhiều nhất. Đó là hiện tượng của thiên nhiên, được điều chỉnh bằng nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Khi nhiệt độ không gian vượt qua một ngưỡng thì sẽ dẫn đến những thay đổi của mùa màng và khí hậu. Vì lẽ đó nên các nhà khoa học mới quan trắc và đề ra các phương pháp nhằm kiểm soát nhiệt độ bầu khí quyển trái đất từng độ C một.

Xã hội cũng vậy. Khi mà sức chịu đựng của người dân vượt qua một ngưỡng nào đó thì xã hội sẽ thay đổi. Câu chuyện anh bán rau Mohamed Bouazizi ở Tunisia vì quá uất ức tự thiêu khi bị cảnh sát tịch thu đồ và đánh đập làm dẫn đến cuộc xuống đường của người dân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Tunisia chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Tảng băng bên dưới của sự kiện này đó là sức chịu đựng 23 năm dưới chế độ độc tài  Zine El Abidine Ben Ali của người dân Tunisia đã đến ngưỡng của sự chịu đựng. Việc cảnh sát đánh đập và anh Mohamed Bouazizi tự thiêu nó chỉ là mồi lửa của khu rừng khô hạn chứa đầy sự phẫn nộ bao năm. Và khi mồi lửa như vậy diễn ra thì không ai có thể ngăn cản.

22.5.18

En Marche!, làm sao xây dựng được một chính đảng tầm cỡ trong 1 năm?


Năm 2017 người Pháp chứng kiến một cuộc cách mạng chính trị diễn ra ngay chính trên đất nước mình: người dẫn dắt đảng La République En Marche!, viết tắt là LREM, trở thành tổng thống và đảng LREM giành được đa số ghế trong Hạ nghị viện của quốc hội Pháp.


Có nhiều lý do để gọi đây là một cuộc cách mạng chính trị. Lần đầu tiên, nước Pháp có một tổng thống trẻ nhất, mới 39 tuổi. Tổng thống mới của Pháp, Emmanuel Macron, cũng không có nhiều kinh nghiệm chính trị vốn xuất thân từ giới doanh nhân. Sự nghiệp chính trị của Macron bắt đầu từ vị trí phó tổng thư ký của phủ tổng thống kéo dài 2 năm từ 2012 đến 2014, và sau đó là vị trí Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số trong chính quyền của thủ tướng Manuel Valls và tổng thống Francois Hollande kéo dài vỏn vẹn 2 năm, từ 2014 cho đến 2016. Toàn bộ 350 dân biểu mới đắc cử của LREM cũng có độ tuổi trung bình thấp hơn nhiều so với độ tuổi của các dân biểu theo truyền thống: tuổi của họ trung bình là 46 khi so với truyền thống là 60. Một nửa số dân biểu của LREM là nữ và một nửa trong số đó chưa từng nắm một vị trí nào trong chính quyền. Một điểm đáng chú ý là đa số các dân biểu của LREM có trình độ rất cao, được coi là giới ưu tú của xã hội Pháp. Tuy vậy, điều đáng để gọi đây là một cuộc cách mạng chính trị, đó là lần đầu tiên, một chính đảng mới mẻ, được thành lập chỉ mới một năm và được dẫn dắt bởi một chính trị gia trẻ tuổi, hoàn toàn chưa được biết đến với công chúng ngoại trừ vài giới chính trị ở Paris, đã đưa tới thành công, giành được cả vị trí tổng thống và nắm được đa số ghế trong Hạ nghị viện. Với việc kiểm soát được cả nhánh hành pháp và lập pháp, LREM có thể dễ dàng hơn trong việc áp dụng những đề xuất cải tổ nhằm vực dậy nước Pháp.


Vậy đâu là những bài học có được từ sự thành công của LREM, làm sao có thể xây dựng được một chính đảng chỉ trong vòng một năm đủ sức đánh bại những đảng phái lâu năm khác trên chính trường Pháp?

18.5.18

Khi nào Việt Nam có dân chủ?


Nhiều lần gặp các bạn già lẫn bạn trẻ, nhiều người chỉ có một ước mơ duy nhất trong đời liên quan đến Việt Nam, đó là hi vọng trong cuộc đời mình nhìn thấy Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ. Một ước mơ giản dị, chân thành, mà không kém phần xúc động cho quê hương. Họ ước mơ vậy bởi vì với họ, không biết bao giờ Việt Nam mới đạt được tới ngưỡng cửa của tự do — ngưỡng cửa nơi mà 2/3 nhân loại đang hưởng thụ trong hoà bình.

Vậy đâu là những lộ trình mà con đường dân chủ của Việt Nam sẽ đi qua?

14.5.18

Chuyển đổi dân chủ ở Malaysia


Sau khi liên minh đảng mình thất cử trong cuộc bầu cử toàn quốc, hôm nay cựu thủ tướng Najib Razak cùng vợ định lên máy bay riêng bay qua Jakarta để nghỉ mát mà nhiều người đồn là đi trốn. Dự định rời khỏi Malaysia bất thành vì chính quyền mới của thủ tướng Mahathir Mohamad đã ra lệnh cấm ngài cựu thủ tướng Najib Razak rời khỏi đất nước.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ không truy tìm mụ phù thuỷ (witch-hunt) -- dùng chữ của Donald Trump ám chỉ phe dân chủ tìm bằng chứng Donald Trump thông đồng với Nga mà cả năm trời vẫn không thấy -- mà thẳng thừng rằng ông Najib Razak sẽ phải đối mặt với toà án, liên quan tới những cáo buộc tham nhũng tại quỹ quốc gia có tên là 1MDB.

Quỹ 1MDB được ông Najib Razak lập ra khi ông nhậm chức thủ tướng năm 2009. Giờ đây quỹ này ngập trong nợ hàng tỉ đô-la, và đang bị điều tra bởi Hoa Kỳ và các nước khác. Các nhà điều tra Mỹ cáo buộc là các trợ tá của Najib Razak đã biển thủ khoảng 4,5 tỉ đô-la từ quỹ, trong đó 700 triệu được chuyển tới tài khoản của Najib Razak và 30 triệu đô-la được dùng để mua trang sức cho bà vợ. Dĩ nhiên, ông Najib phủ nhận và bịt miệng các chỉ trích từ trong chính quyền, đuổi việc tổng chưởng lý và một phó thủ tướng, đồng thời bịt miệng báo chí.

7.5.18

Củi khô cả nước đoàn kết lại


Một trong những cân nhắc của các chính phủ dân chủ cầm quyền ngay sau khi chuyển từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ ở các nước châu Âu đó là nên đối xử thế nào với các viên chức của chính quyền cộng sản cũ. Một cách rõ ràng, ai cũng biết rằng các viên chức của chính quyền cộng sản cũ ít hay nhiều đều có vi phạm pháp luật với chính luật pháp cộng sản do họ đề ra.

Một cách công minh, đúng ra, chính quyền mới nên đem xử hết các viên chức này vì các tội mà họ đã gây ra, từ tham nhũng cho tới lạm quyền và đàn áp nhân dân. Nhưng cuối cùng, ngoại trừ tổng bí thư đảng Cộng sản Romani Nicolae Ceausescu bị quần chúng nổi dậy nhanh chóng xử bắn vì tàn ác với nhân dân, hầu hết các chính quyền dân chủ sau cộng sản ở châu Âu đã chọn cách sống chung với lũ — chọn cách không đem xét xử những viên chức trong chính quyền cộng sản.

6.5.18

Bài học cải cách của Đài Loan


Cuối năm 1949, thất bại trước quân đội cộng sản của Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch và con là Tưởng Kinh Quốc đã chạy ra Đài Loan, mong ngày phục quốc. Ở đây, sau khi trở lại chức vụ tổng thống, nhận thấy rằng tham nhũng và sự thiếu ủng hộ về tinh thần là nguyên nhân lớn nhất làm mất đi tính chính danh của Quốc Dân Đảng và góp phần làm sụp đổ chế độ cộng hoà của Quốc Dân Đảng ở lục địa, Tưởng Giới Thạch đã thực hiện bàn tay sắt, thanh lọc tất cả các đảng viên tham nhũng của Quốc Dân Đảng ở Đài Loan.

Song song đó, chính quyền của Tưởng Giới Thạch đã nới lỏng các quyền tự do về kinh tế, thực hiện quyền tư hữu tài sản, và thực hiện cải cách ruộng đất ôn hoà. Cuộc cải cách ruộng đất của Đài Loan đã là một thành công và giúp nhanh chóng đặt nền móng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của quốc đảo này. Nó biến những tá điền trở thành những địa chủ mới và biến những cựu địa chủ trở thành những thương gia và nhà đầu tư.

Trí thức dấn thân, một điển hình từ đất nước Do Thái


Lịch sử của các nước cho thấy rằng số phận của một dân tộc, trong nhiều trường hợp, có thể được chuyển hướng nhanh chóng dưới ảnh hưởng của một hoặc vài người. Sự hiểu biết và viễn kiến của người dẫn dắt sẽ giúp nhen lên ngọn lửa dân tộc, động viên những cá nhân cùng chung tay đưa quốc gia cất cánh, thiết lập một vị trí đầy kiêu hãnh trên trường quốc tế.  Ở một khía cạnh khác, sự u mê nếu được điên cuồng cổ vũ sẽ chỉ đưa đất nước đi từ sai lầm này đến lầm lạc khác, và đẩy một quốc gia, dù với nhiều điều kiện ưu đãi, chìm đắm trong đói nghèo và tụt hậu.

Lịch sử lập quốc của đất nước Israel, hay còn gọi là Do Thái, trong vòng 100 năm nay minh chứng cho trường hợp thứ nhất khi mà người khởi xướng phong trào hồi hương phục quốc (Zionism) đã nhìn ra viễn cảnh một nước Do Thái mới dành cho tất cả mọi người, dựng xây trên nền tảng tự do, công bình, và bao dung, đón nhận tất cả những cá nhân đóng góp vào sự phục hưng của đất nước.

1.5.18

Hai bên là lính đánh thuê?


Đến bây giờ, 43 năm sau cuộc chiến, đã có bao bài báo, cuốn sách phân tích nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc chiến. Vậy nhưng, vẫn có người — lại là người tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị -- cho rằng cả hai phía là lính đánh thuê. Người viết thiếu hiểu biết đã đành, mà nhiều người gọi là có quan tâm đến thời cuộc, tức phải có tìm hiểu ít nhiều về giai đoạn này, lại đồng ý với ý kiến này thì quả thật quá tệ. 


Một cách đơn giản, nếu hỏi một người lính đã từng tham gia chiến trận, bên này hay bên kia một câu hỏi, rằng bạn chiến đấu vì điều gì hẳn sẽ có cùng chung câu trả lời là tôi chiến đấu vì quê hương tôi, chứ chẳng phải vì quyền lợi của ai cả. Người miền Nam chiến đấu vì bảo vệ sự độc lập và tự do, tránh hoạ cộng sản mà họ ít nhiều đã chứng kiến. Người miền Bắc chiến đấu vì họ bị tuyên truyền rằng họ muốn giải phóng quê hương khỏi ách xâm lược của Mỹ. Một số khác ở miền Bắc bị ép đi lính chỉ vì nếu không đi thì họ sẽ bị chính quyền đe doạ.


Còn các cấp lãnh đạo ở hai miền? Chính quyền Ngô Đình Diệm từ đầu đã ngăn không cho quân Mỹ đổ quân vào Việt Nam, làm như vậy thì sẽ mất đi chính nghĩa của chính quyền ông, rằng ông muốn xây dựng một đất nước độc lập và phú cường. Vì vậy mà ông không muốn thấy quân đội của ngoại bang có mặt. Chính quyền của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu muốn giữ quân Mỹ lại để ngăn không cho phe cộng sản tiến chiếm miền Nam nhưng cuối cùng đã thất bại. Cách làm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không khác bao xa cách làm của thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore khi muốn quân đội Anh kéo dài sự hiện diện ở đảo quốc Singapore vì nó vừa giúp Singapore bảo vệ độc lập, tiết kiệm được cho Singapore số tiền phải chi cho quân đội, mà những khoản chi của quân đội Anh còn giúp kích thích nền kinh tế.

29.4.18

Bài học từ sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà


Năm nay, 2018, đánh dấu bốn mươi ba năm ngày sụp đổ của chế độ cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam. Sự sụp đổ của một chế độ chính nó đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến 20 năm huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc của một quốc gia. Việc sụp đổ quá nhanh của một chế độ mà sự văn minh và giàu có hơn hẳn nửa còn lại đã khiến cho nhiều người trăn trở với lịch sử đào xới lại những nguyên nhân. Với những người nghiên cứu về chính sách, đây là một trường hợp điển hình và quan trọng để nhìn lại và rút ra những bài học kinh nghiệm đặng có thể dùng nó để kiến tạo nên tương lai. Có nhiều cách tiếp cận để phân tích, và một trong số đó giống như cách một người chơi cờ — khi ta thua ta thử xem lại các nước và ngẫm xem liệu rằng nếu ta đi lại thì có thể xoay ngược được tình thế hay không. Tương tự, câu hỏi là liệu rằng Việt Nam Cộng Hoà có thể làm được điều gì giúp nó có thể tồn tại và độc lập được không, và nếu như vậy thì hẳn rằng, ít nhất ngày hôm nay Việt Nam sẽ có một vị thế rất khác trên bản đồ khu vực và thế giới. Đây không phải là một phân tích để mua vui, mà hãy tưởng tượng rằng trong tương lai khi Việt Nam hôm nay phải đứng trơ trọi trong việc giữ gìn sự độc lập và thịnh vượng cho chính mình thì hẳn những bài học của Việt Nam Cộng Hoà sẽ là không thừa.

18.4.18

Thuế đó đây

Có một câu nói của Benjamin Franklink -- một trong những người cha lập quốc của Hoa Kỳ -- mà mọi người hay nhắc, đại ý rằng trong thế giới này, không điều gì là chắc chắn ngoại trừ hai thứ là cái chết và thuế. Đóng thuế là nghĩa vụ của người dân trong một đất nước. Nhà nước thu thuế người dân để thực hiện các nhiệm vụ vì quyền lợi chung của nhân dân mà mỗi cá nhân không thể làm nổi, ví dụ như trang bị cho quốc phòng, hệ thống phòng ngừa dịch bệnh, hệ thống cơ sở hạ tầng, và đi xa hơn nữa là hệ thống phúc lợi xã hội nhằm phân phối và chia sẻ những lợi ích giữa những cá nhân trong trong cùng một đất nước với nhau. 

                                 
Mức thuế doanh nghiệp của Hoa Kỳ so với các nước trước khi giảm thuế


Riêng đối với giới kinh tế gia, có một câu hỏi rằng đâu là sự tối ưu của việc đánh thuế. Trong suốt một thời gian dài, mức thuế tối ưu đã trở nên là một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng thu hút nhiều nhà nghiên cứu, với đủ các mô hình từ tĩnh đến động.


Việc quyết định đánh thuế hay không giờ đây nó không chỉ còn là để làm tối ưu bài toán trong nước nữa, mà nó còn phụ thuộc vào tư tưởng quản trị quốc gia và sự cạnh tranh giữa các quốc gia với nhau trong việc thu hút các nguồn đầu tư, thu hút giới nhà giàu đến định cư, và thu hút cả những người già đến dưỡng lão. Dưới đây là vài ví dụ.


Nauy là một quốc gia Bắc Âu, và cũng như các nước Bắc Âu khác nổi tiếng về mức thuế cao, tuy vậy, để cạnh tranh, từ cuối thập niên 1980s, họ đã giảm thuế xuống còn 28%, và trong 5 năm gần đây liên tục giảm xuống 27%, rồi 25% năm 2016, và 24% vào năm 2017. Mức giảm thuế như vậy vừa giúp kích thích nền kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, lại ngăn ngừa các doanh nghiệp công nghệ bỏ chạy sang các nước xung quanh.

Chiến tranh tiền tệ Hoa Kỳ - Trung Quốc?

Liệu chính quyền Trump sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh tiền tệ để đánh thẳng vào Trung Quốc theo sau cuộc chiến thương mại?

Trong những năm rồi Trung Quốc cố gắng khuếch trương việc sử dụng đồng nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán khắp thế giới bằng nhiều cách khác nhau như phát triển mạng lưới các ngân hàng dùng đồng nhân dân tệ, dùng các chế độ ưu đãi cho các thanh toán đồng nhân dân tệ với các ngân hàng, hoán đổi nhân dân tệ với các ngoại tệ đối với các ngân hàng nước ngoài, thậm chí lập ra cả một giao dịch tương lai về dầu (oil futures) định giá bằng đồng nhân dân tệ; và mục tiêu của việc khuếch trương này là nhằm hất cẳng đồng đô-la Mỹ khỏi vị trí thống trị thế giới để thay thế bằng đồng nhân dân tệ.

31.3.18

Thoả hiệp thương mại giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc

Tờ báo tài chính phố Wall (Wall Street Journal) hôm 29/3 công bố mức thoả hiệp thương mại mới giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc (*). Sau khi đe doạ đánh thuế lên thép và nhôm với hai mức lần lượt 25% và 10% đối với các nước, Hoa Kỳ sau đó đã gỡ bỏ đối với các đồng minh và để đổi lại là các thoả thuận nhằm có lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ. Và như vậy, như dự đoán, Hoa Kỳ cùng các đồng minh của mình sẽ hình thành một sân chơi riêng đối với các sản phẩm thép và nhôm, cô lập Trung Quốc. Dưới đây là thoả hiệp mới giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, một đồng minh của Hoa Kỳ. 

                         

Hoa Kỳ sẽ không đánh thuế thép 25% lên thép Hàn Quốc, để đổi lại một số điều khoản thương mại như sau.

24.3.18

Việt Nam có thể thắng Trung Quốc hay không?

Cuối cùng, như dự đoán bởi nhiều người, Hà Nội đã ra lệnh rút quân và rút cả dàn khoan dầu ra khỏi bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền của Việt Nam.


Trung Quốc biết rằng giới cầm quyền Hà Nội rất sợ chiến tranh và chừng nào mà Trung Quốc không tấn công trực diện làm lung lay chiếc ghế của các nhà cầm quyền cộng sản thì chỉ cần đe dọa một cuộc xung đột vũ trang là đã đủ khiến giới cầm quyền ở Hà Nội nhượng bộ.


Tại sao giới cầm quyền Hà Nội sợ chiến tranh thì nhiều người đã hiểu. Đó là khi một cuộc xung đột vũ trang diễn ra, giới cầm quyền Hà Nội không chắc sẽ kiểm soát được tình hình trong nước, khi mà dưới sự phẫn nộ của người dân và các nhóm trong quân đội, không chắc gì họ để yên cho các cấp cầm quyền ở Hà Nội, đặc biệt là khi mà họ cảm thấy các cấp lãnh đạo không có khả năng. Những nhà cầm quyền ở Hà Nội khó khăn lắm mới có được những vị trí như vậy, và họ không muốn mất đi. Và khi mà nhân dân có thể áp lực họ ra đi thì nhân dân cũng có thể áp lực đưa Đảng Cộng sản ra khỏi vị trí cầm quyền. Trung Quốc hiểu điều đó nên họ chỉ cần đe dọa tấn công Trường Sa là đã đủ để giới cầm quyền Hà Nội nhượng bộ.

Tại sao Hà Nội nhượng bộ Bắc Kinh?

Dưới đe dọa của Trung Quốc, Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Việt Nam, công ty con của tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha, dừng khoan dầu tại bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có một câu hỏi mà có lẽ nhiều người thắc mắc đó là tại sao Hà Nội lại nhượng bộ Bắc Kinh đến vậy và đâu là những lo ngại của Hà Nội khi đưa ra quyết định này?


Nên nhớ rằng đối diện với một ngân sách trống rỗng, giới lãnh đạo cộng sản buộc phải tìm một nguồn thu khác để bổ sung. Tăng khai thác dầu mỏ là một lĩnh vực tiềm năng và có thể nói là duy nhất. Hà Nội có thể tăng thuế xăng dầu để tăng thu ngân sách, nhưng việc tăng thuế xăng dầu sẽ nhanh chóng đẩy lạm phát tăng vọt, khiến mất kiểm soát sự ổn định kinh tế vĩ mô và đưa nền kinh tế đi sâu hơn vào khủng hoảng. Những nguồn thu khác đều giới hạn và khó có thể giúp gì được cho ngân sách Việt Nam trong lúc này. Bạn đọc có thể tham khảo bài «Việt Nam trên bờ vực sụp đổ» mà tác giả đã viết từ đầu năm và vẫn còn nguyên tính thời sự (xem ở cuối bài).


Trở lại câu hỏi rằng trong tình trạng ngân sách khó khăn như vậy, những nguyên nhân nào khiến Hà Nội phải nhượng bộ Bắc Kinh và trở nên bối rối như vậy. Dưới đây là vài lý giải.

Sự cô đơn của Hà Nội

Trên trang Facebook của mình, nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) viết bài “REPSOL có thể phải ngưng hai mũi khoan ở bãi Tư Chính 136/3” với nguyên văn như sau:

“Lô 136/03 mà các bạn nhìn thấy trên bản đồ này là nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam: Bãi Tư Chính. Nhưng, nó cũng là nơi, đường lưỡi bò của Trung Quốc liếm qua và Bắc Kinh gọi đó là Vạn An Bắc 21. Cả VN và TQ đều coi đây là vùng "chủ quyền không thể tranh cãi" của mình. Việc Hà Nội cho Repsol khoan thăm dò ở lô 136/03 không chỉ như một dự án khai thác dầu - khí đơn thuần mà còn như để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này.

Nhưng, ngày mai, thứ Hai, 24-7-2017, có thể Repsol sẽ phải ngưng mọi hoạt động ở đây vì các sức ép đến từ Trung Quốc.

Hai mũi khoan được bắt đầu vào ngày 18-6-2017, đúng ngày Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Tường Long tới Hà Nội. Tướng Phạm Tường Long khi đó đã bỏ về, BK triệu hồi đại sứ, đòi đàm phán ở cấp cao và đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính nhưng Hà Nội vẫn để Repsol duy trì các hoạt động khoan thăm dò.

Nhưng lần này thì có vẻ như Hà Nội đang đơn độc.”

Câu hỏi là tại sao lần này Hà Nội đơn độc?

Hậu quả của việc rút giàn khoan

Việc rút quân và giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính của Việt Nam để lại nhiều hệ quả quan trọng ngay trước mặt và lâu dài cho Việt Nam cả ở ba mặt trận kinh tế, an ninh và ngoại giao.

Thứ nhất, đó là Việt Nam phải đền bù cho những chi phí bỏ ra của Talisman-Việt Nam, công ty con của tập đoàn Repsol, Tây Ban Nha. Repsol đã bỏ ra khoảng 300 triệu đô-la Mỹ cho chi phí hạ tầng, và để đền bù, Việt Nam phải trả ít nhất là con số này cộng thêm các khoản phí liên quan khác.

Thứ hai, việc rút quân tạo ra một tiền lệ rằng Việt Nam không thể bảo vệ những đặc quyền kinh tế trong vùng lãnh hải của mình, và khó mà Việt Nam có thể thuyết phục các nhà khai thác tài nguyên khác đến khai thác trong vùng lãnh hải của Việt Nam trong tương lai. Việc không thể khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khiến Việt Nam bỏ đi những nguồn lợi vô cùng to lớn ở đây.

Thứ ba, đứng trước hoàn cảnh ngân sách quốc gia gần như cạn kiệt và các mỏ dầu khí gần bờ đã đến tuổi và bão hòa, Việt Nam có nhu cầu kiếm thêm các nguồn tài nguyên mới. Dầu khí là một nguồn thu quan trọng đóng góp tới 20% ngân sách quốc gia, nhưng trong một trường hợp phong tỏa như vậy, cơ hội để cứu vãn ngân sách quốc gia nhờ dầu khí dường như đã đóng lại.

Tự do biểu đạt trong giới hạn của văn hoá

Institute for International Economic Studies (IIES) là một viện nghiên cứu kinh tế có thể nói là uy tín nhất Thuỵ Điển và Bắc Âu. Ở châu Âu, IIES cùng với London School of Economics (LSE) ở Luân Đôn và Universitat Pompeu Fabra (UPF) ở Barcelona có thể nói là ba trung tâm đào tạo và nghiên cứu kinh tế hàng đầu. Một nửa số thành viên của uỷ ban trao giải Nobel về kinh tế để tưởng nhớ Nobel làm việc ở IIES.

Nơi đây, trong căn phòng rộng chừng 20 mét vuông, hàng tuần, vào mỗi thứ 3 và 5, những cuộc tranh luận nảy lửa diễn ra giữa một bên là người trình bày và một bên là khán giả. Mọi người được tự do phát biểu và thách thức lập luận cũng như phản bác đối phương. Sau những tranh luận gay gắt đó, tưởng chừng như sẽ không còn muốn gặp nhau nữa thì cuối mỗi buổi seminar, mọi người lại bắt tay nhau, cùng góp ý và trao đổi, coi như ta chưa hề có cuộc cãi nhau (gọi là cãi nhau thì đúng hơn là một cuộc tranh luận, bởi vì không khí đôi khi quá gay gắt).

Ở Stockholm, tuần nào mình cũng ghé để nghe mấy ổng rồi thỉnh thoảng cũng tự do hỏi han, góp ý. Riết rồi quen văn hoá đó.

18.3.18

Trí thức và lãnh đạo

Khi một lãnh đạo cộng sản qua đời, để ý ta sẽ thấy có những loạt bài của những người, tạm gọi là trí thức, tâng bốc công lao những lãnh đạo này. Thấy đau cho dân tộc. Nó giống như cảnh những con người bị xích vào cái lồng cộng sản làm nô lệ bởi một nhóm người tự cho mình là lãnh đạo, để rồi một ngày nào đó, một lãnh đạo nào đó nới lỏng sợi dây xích, cho đám nô lệ kia hưởng thêm được một chút tự do trong tinh thần và vật chất thì đám nô lệ sướng rơn, nhẩy cẫng lên tâng bốc ngài lãnh đạo nọ, mà họ quên rằng những đau khổ gây ra cho chính họ, ông bà, cha mẹ, con cái họ, và cả dân tộc này, là những người như ngài lãnh đạo nọ và đồng chí của họ. 

                          


Tội cho dân tộc đã sinh ra những con người đan tâm ngồi trên đầu trên cổ làm khổ dân tộc, mà cũng tội cho dân tộc có quá ít người dám nói tiếng nói bộc trực, dứt khoát, rằng đã sang thế kỷ 21 rồi, Việt Nam phải là một nước tự do và dân chủ, và người dân Việt Nam phải được tự do bầu chọn lên các lãnh đạo dẫn dắt đất nước mình, chứ không phải ngồi đó khen những ông chủ cộng sản với tư cách là những-người-đang-ở-trọ-trên-quê-hương. Người Việt Nam xứng đáng với điều đó, họ phải có quyền quyết định tương lai của đất nước và vận mệnh của họ thông qua việc chọn ra những lãnh đạo một cách tự do, và những ai góp phần duy trì sự cai trị thiếu tự do của thể chế cộng sản hiện nay đáng lẽ ra phải bị lên án chứ không phải để kể công.

11.3.18

Tự do thương mại hay bảo hộ thương mại thì sẽ tốt hơn?

Những ngày này, những cuộc tranh cãi về tự do hay bảo hộ thương mại diễn ra từ khắp trong nước cho tới thế giới. Ở trong nước, Vinasun đang kiện Grab. Trên thế giới, Việt Nam, Trung Quốc và vài nước khác đang kiện Hoa Kỳ vì áp thuế nhập khẩu với các tấm pin mặt trời. Ở Hoa Kỳ, cuộc tranh cãi cũng đang diễn ra khi chính quyền Donald Trump định áp thuế thép và nhôm với tỉ lệ lần lượt là 25% và 10% cho các sản phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành thép trong nước, và mức thuế này có thể sẽ bãi bỏ đối với các nước đồng minh, chẳng hạn như Canada hay Mexico, nếu họ nới lỏng các điều khoản cho hàng Mỹ trong Hiệp định Tự do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA). Câu hỏi là liệu rằng tự do thương mại thì tốt hơn hay bảo hộ thương mại thì tốt hơn cho một quốc gia? Trước khi đề cập đến các yếu tố chính trị, những đánh giá chính sách trước hết sẽ nghiêng thuần tuý về phân tích kinh tế.

Nguồn: Internet 

Những sinh viên kinh tế khi học về kinh tế thế giới, mô hình đầu tiên luôn được dạy đó là mô hình lợi thế tương đối của Ricardo mở đầu cho tự do thương mại. Mô hình này vốn được toán hoá, nhưng ở đây sẽ được trình bày một cách đơn giản như sau. Có hai nước A và B. Cả hai nước người dân đều có thể sản xuất áo quần và lúa gạo. Chất lượng hàng hoá giả sử là như nhau. Có điều năng suất lao động thì khác nhau. Người dân cả hai nước A và B đều có thể tự cung và tự cấp, đóng cửa quốc gia, tự dệt vải và trồng lúa để sinh sống coi như không có tồn tại quốc gia kia. Tuy vậy, người dân ở quốc gia A thì được thiên phú về đất đai và người dân nước B thì lại khéo tay. Cho nên thay vì tự cung tự cấp, đóng cửa không giao thương, thì nếu tất cả người dân ở quốc gia A chuyển sang trồng lúa, còn tất cả người dân ở quốc gia B chuyển sang dệt vải, rồi hai quốc gia trao đổi hàng hoá cho nhau, kết quả cuối cùng sẽ là tổng lượng hàng hoá gồm lúa và vải sẽ lớn hơn nhiều khi hai nước tự cung tự cấp, đóng cửa không giao thương. Với điều kiện như vậy, mô hình đề nghị chính sách là mở rộng cửa thương mại để trao đổi hàng hoá với nước khác, cái gì nước mình có lợi thế cạnh tranh tương đối thì tập trung làm rồi trao đổi với nước khác để thế giới được nhiều hàng hoá hơn, mức sống nâng cao hơn.

Khi Hoa Kỳ muốn áp thuế thép

Tuần rồi tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ đề xuất việc áp đặt mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mục đích là bảo vệ những nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ và chống lại việc bán phá giá thép của Trung Quốc vào Hoa Kỳ làm sụp đổ ngành sản xuất thép.

Trung Quốc hiện nay là nhà xuất khẩu ròng (net export, tức tổng lượng xuất khẩu trừ cho tổng lượng nhập khẩu) thép lớn nhất thế giới, trong khi Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu ròng (net import, tức tổng lượng nhập khẩu trừ cho tổng lượng xuất khẩu) thép lớn nhất thế giới. Theo số liệu của tổ chức Thép Thế giới (World Steel Association), năm 2016, mức xuất khẩu ròng thép của Trung Quốc là 94.5 triệu tấn, chiếm gần bằng tổng lượng xuất khẩu ròng của các nước còn lại. Các nước có tỉ lệ xuất khẩu ròng đáng kể sau Trung Quốc là Nhật (34.5 triệu tấn), Nga (26.9 triệu tấn), Ukraine (17.1 triệu tấn), Brazil (11.5 triệu tấn), Hàn Quốc (7.3 triệu tấn), còn lại Đài Loan, Bỉ, Áo, Slovakia, Kazakhstan mỗi nước xuất khẩu ròng từ 2 đến 4 triệu tấn. Trong khi đó, Hoa Kỳ nhập khẩu ròng 21.7 triệu tấn, kế tiếp là Việt Nam nhập khẩu ròng 17.0 triệu tấn, Thái Lan (16.1 triệu tấn), Indonesia (11.0 triệu tấn), Liên minh châu Âu (10.5 triệu tấn) và các nước Ai Cập, Mexico, Saudi Arabia, Algeria, Poland, Pakistan, Các Tiểu Vương Quốc A-Rập, Bangladesh, Anh, Hong Kong nhập khẩu ròng trong khoảng từ 3 đến 8 triệu tấn.



Trong danh sách 10 nước xuất khẩu thép lớn nhất vào Hoa Kỳ, theo số liệu của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ năm 2015, Trung Quốc đứng thứ 7 với 6% tổng lượng. Con số này là con số ghi nhận thép trực tiếp xuất từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ, và thực chất con số này thấp hơn nhiều so với thực tế. Nguyên nhân là vì Trung Quốc chuyển thép sang các nước khác nhau và bán vào Mỹ và châu Âu. Mỗi nước chiếm vài phần trăm và rất khó thống kê. Vì lý do đó mà chúng ta thấy ở trên rằng Việt Nam là nước nhập khẩu thép ròng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Ngày 5/3, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam đánh dấu một bước mới trong mối quan hệ giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ. Gần một năm rưỡi sau khi cầm quyền, chính sách quốc phòng và ngoại giao của chính quyền tổng thống Donald Trump dần định hình. Về mặt cơ bản, chính quyền của tổng thống Donald Trump tiếp tục kế tục chính sách của chính quyền tiền nhiệm trong việc tái bố trí sức mạnh quân sự về châu Á. Tuy vậy, cách tiếp cận của chính quyền Donald Trump khác với chính quyền của Barack Obama.

Nguồn: Internet 

Sự khác biệt lớn nhất đầu tiên đó là tính bất ngờ trong chiến lược của tổng thống Donald Trump. Giống như những gì ông đã từng biện hộ trong hai cuốn sách của mình, không ai biết rằng chính quyền Mỹ dưới triều Donald Trump sẽ làm gì kế tiếp. Chính vì tính bất ngờ đó mà đối thủ và kể cả các đồng minh đều ở trong trạng thái suy đoán và phòng vệ đối với Hoa Kỳ. Sự bất ngờ và là không chắc chắn trong chiến lược của chính quyền Donald Trump còn thể hiện ở chỗ chính sách đưa ra cho các nước khác nhau sẽ khác nhau, dựa vào lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ, chứ không phải dựa trên một khung tiêu chuẩn chung. Lấy ví dụ như Việt Nam và Campuchia. Cả hai nước đều có thành tích vi phạm nhân quyền một cách tồi tệ trong năm qua nhưng Hoa Kỳ hầu như không có sự lên tiếng đáng kể đối với Việt Nam, thậm chí thắt chặt mối quan hệ, trong khi lên án nặng nề Campuchia, cắt các khoản viện trợ và thắt chặt visa của các quan chức đến Hoa Kỳ.

Mộ Nobel

Nhắc đến Thuỵ Điển, nhiều người có thể không biết vua, hoàng hậu hay thủ tướng là ai, nhưng phần nhiều có lẽ sẽ biết Nobel với 5 giải thưởng danh giá được trao tặng hàng năm nhằm vinh danh các nhà khoa học ở ba lĩnh vực vật lý, hoá học và y sinh học, nhà văn, cùng những nhà hoạt động nhằm kiến tạo hoà bình cho nhân loại. Giải thưởng lần đầu tiên được trao vào năm 1901. Về sau, vào năm 1968, để cổ vũ cho những nghiên cứu kinh tế học đặng đóng góp vào sự thịnh vượng của nhân loại, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển (Riksbank) đã tạo ra thêm một giải thưởng với cùng quy cách xét duyệt và giá trị nhằm trao tặng cho những nhà nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của kinh tế với tên gọi là giải thưởng kinh tế học nhằm tưởng nhớ Nobel, nhưng người thường gọi tắt thành giải Nobel kinh tế học, đơn giản bởi vì quy trình xét duyệt là như nhau ở các giải thưởng. Và vì vậy mà có đến 6 giải thưởng Nobel.

                                          





Đến Stockholm, bảo tàng Nobel là một địa điểm được gợi ý cần phải đến của du khách. Nó nằm ngay giữa khu phố cổ của Stockholm mà tiếng Thuỵ Điển gọi là Gamla Stan. Bên trong, ngoại trừ một góc nhỏ trình bày về cuộc đời cùng bản di chúc của Alfred Nobel, bảo tàng là một nơi lưu giữ và trưng bày những thành tựu của các nhà khoa học gắn liền với các giải thưởng Nobel được trao tặng. Nó là một nơi để khuếch trương và tri ân những đóng góp của những nhà khoa học cho nhân loại hơn là để tưởng nhớ một người đã hiến dâng hầu hết tài sản của mình cho sự phát triển của khoa học và, như được trình bày nguyên văn trong di chúc, là vì lợi ích lớn nhất của loài người.