20.5.17

Phát triển ngôn ngữ

Ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, tờ Gia Định báo, chủ trương bởi Petrus Trương Vĩnh Ký, lần đầu tiên được ra đời ở miền Nam, đánh dấu sự phổ biến chính thức của tiếng Việt trong đời sống thông tin truyền thông hiện đại. So với nhiều ngôn ngữ khác vốn có chữ viết từ rất lâu, tới hàng ngàn năm, chữ Quốc ngữ có một lịch sử rất non trẻ. Trong suốt một thời gian dài, để gửi đi những thông điệp, người Việt mượn chữ của tiếng Hoa, và sau đó sáng tạo ra chữ Nôm. Tuy vậy, cả hai thứ tiếng này thường chỉ phổ biến trong một giới nhỏ những quan lại và giới học sỹ. Phần đông những người bình dân chẳng thạo và do đó không thể lưu truyền được gì đáng kể lại cho hậu thế. Sự thiếu vắng một hệ thống chữ viết phổ biến để lại nhiều hệ quả lâu dài cho người Việt.


                                 
Bất cứ một sự phát triển nào cũng dựa trên nền tảng kế thừa. Những kiến thức của thế hệ đi trước được ghi chép, truyền lại cho những thế hệ sau. Những thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước rồi khai triển, phát kiến ra những điều mới. Việc thiếu một hệ thống chữ viết khiến cho những kiến thức trong dân gian đa phần chỉ dừng lại ở mức độ truyền miệng, và một khi truyền miệng thì những kiến thức đó thường chỉ ở mức độ đơn giản. Vì lý do đó mà những người Việt hôm nay, một cách thành thật, nhìn lại ngược dòng lịch sử để thấy rằng các sáng tác và khảo cứu của người Việt chúng ta rất nghèo nàn, từ khoa học kỹ thuật cho đến văn chương hầu như chẳng có bao nhiêu. Tất cả chỉ có những sáng tác văn hóa truyền miệng với ca dao, tục ngữ và vài tác phẩm đếm trên đầu ngón tay trong đó có Truyện Kiều của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm được nhiều người nhắc đến. Nhưng hãy suy nghĩ thật lòng rằng liệu một dân tộc tự hào có đến 4000 năm văn hiến nhưng di sản chỉ vỏn vẹn có vài tác phẩm sơ sài đếm trên đầu ngón tay như thế thì liệu có được gọi là quá nghèo nàn về văn hóa lắm không?

Nước Pháp

Tôi có dịp đến Pháp khoảng 5 lần trong suốt 8 năm qua. Chủ yếu là đi chơi, gặp bạn bè. Ba lần đến Paris, còn hai lần kia đi vòng quanh các thành phố phía Nam ven biển Địa Trung Hải. Pháp là nước tôi ghé nhiều nhất trong các nước châu Âu khác. 

                     

Mỗi lần ghé Pháp cho tôi một cảm xúc kỳ lạ. Một cảm giác gần gũi, quen thuộc pha chút xa lạ. Những quán cà phê vỉa hè nơi khách bộ hành có thể gọi cho mình ly cà phê kèm miếng bánh ngọt, những nhà thờ cổ kính thâm trầm dọc sông Seine, vài tiệm sách lề đường, hay sự tấp nập của các con phố ở Paris cho tôi cảm giác một trung tâm Sài Gòn đâu đó.

Mẹo đọc sách

Thỉnh thoảng có vài bạn hỏi mình làm sao để đọc sách cho nhanh, khi mà nhìn thấy cuốn sách thì dầy cộm? Một số bạn khác khi thấy bài báo quá dài thì bỗng trở nên … lười đọc, phần sợ tốn quá nhiều thời gian thì ít, mà phần thấy nó dài quá … nên nản thì nhiều.

                    


Vậy làm sao có thể đọc sách nhanh mà vẫn có thể thưởng thức cuốn sách hay bài báo, thay vì cảm thấy bị tra tấn vì nó quá dài? Dưới đây là vài kinh nghiệm của mình.