31.5.18

Hiệp định Thành Đô là có thật!


“Hiệp định Thành Đô là có thật. Chúng nó bán nước thật rồi em ạ!” Anh nói rõ ràng từng tiếng một và lý giải cho quyết định bán hết nhà cửa của mình ở Việt Nam để quay lại nước ngoài.

Anh là bạn tôi. Một người bạn vong niên. Thuộc lớp người được đào tạo bài bản ở phương Tây, từng đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các cơ quan quốc tế và khi về Việt Nam đã có dịp làm việc và cố vấn ở các bộ ngành, được tiếp cận và đóng vai trò tư vấn cho cả thủ tướng chính phủ.

29.5.18

Họ đang bán mất quê hương?


Trong suốt một thời gian dài, những đồn đoán về nội dung của Hội nghị Thành Đô 1990 — nơi mà những cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thời bấy giờ, gồm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, đã thoả thuận với phía Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước — vẫn chỉ là những đồn đoán và xầm xì đó đây. Ngoại trừ những cấp lãnh đạo cộng sản cao nhất, không ai biết một cách chính xác điều gì diễn ra và thoả thuận nào đã được ký. Người nói đó là hiệp định bán nước trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc như là một tỉnh tự trị, tương tự như Nội Mông, Tân Cương, Quảng Tây hay Tây Tạng. Kẻ hoài nghi rằng đó là những đồn đoán thiếu cơ sở.

28.5.18

Hãy làm điều gì đó đi


Những bạn có dịp trải qua bốn mùa rõ nét — xuân, hạ, thu, đông — ở một xứ ôn đới sẽ nghiệm ra điều kỳ diệu của thiên nhiên. Mùa đông lạnh lẽo nếu để ý sẽ thấy ít côn trùng. Chỉ khi nhiệt độ ấm dần thì côn trùng mới bắt đầu có dịp sinh sôi và xuất hiện. Giữa mùa xuân và đầu mùa hè là mùa côn trùng hiện diện nhiều nhất. Đó là hiện tượng của thiên nhiên, được điều chỉnh bằng nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Khi nhiệt độ không gian vượt qua một ngưỡng thì sẽ dẫn đến những thay đổi của mùa màng và khí hậu. Vì lẽ đó nên các nhà khoa học mới quan trắc và đề ra các phương pháp nhằm kiểm soát nhiệt độ bầu khí quyển trái đất từng độ C một.

Xã hội cũng vậy. Khi mà sức chịu đựng của người dân vượt qua một ngưỡng nào đó thì xã hội sẽ thay đổi. Câu chuyện anh bán rau Mohamed Bouazizi ở Tunisia vì quá uất ức tự thiêu khi bị cảnh sát tịch thu đồ và đánh đập làm dẫn đến cuộc xuống đường của người dân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Tunisia chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Tảng băng bên dưới của sự kiện này đó là sức chịu đựng 23 năm dưới chế độ độc tài  Zine El Abidine Ben Ali của người dân Tunisia đã đến ngưỡng của sự chịu đựng. Việc cảnh sát đánh đập và anh Mohamed Bouazizi tự thiêu nó chỉ là mồi lửa của khu rừng khô hạn chứa đầy sự phẫn nộ bao năm. Và khi mồi lửa như vậy diễn ra thì không ai có thể ngăn cản.

22.5.18

En Marche!, làm sao xây dựng được một chính đảng tầm cỡ trong 1 năm?


Năm 2017 người Pháp chứng kiến một cuộc cách mạng chính trị diễn ra ngay chính trên đất nước mình: người dẫn dắt đảng La République En Marche!, viết tắt là LREM, trở thành tổng thống và đảng LREM giành được đa số ghế trong Hạ nghị viện của quốc hội Pháp.


Có nhiều lý do để gọi đây là một cuộc cách mạng chính trị. Lần đầu tiên, nước Pháp có một tổng thống trẻ nhất, mới 39 tuổi. Tổng thống mới của Pháp, Emmanuel Macron, cũng không có nhiều kinh nghiệm chính trị vốn xuất thân từ giới doanh nhân. Sự nghiệp chính trị của Macron bắt đầu từ vị trí phó tổng thư ký của phủ tổng thống kéo dài 2 năm từ 2012 đến 2014, và sau đó là vị trí Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số trong chính quyền của thủ tướng Manuel Valls và tổng thống Francois Hollande kéo dài vỏn vẹn 2 năm, từ 2014 cho đến 2016. Toàn bộ 350 dân biểu mới đắc cử của LREM cũng có độ tuổi trung bình thấp hơn nhiều so với độ tuổi của các dân biểu theo truyền thống: tuổi của họ trung bình là 46 khi so với truyền thống là 60. Một nửa số dân biểu của LREM là nữ và một nửa trong số đó chưa từng nắm một vị trí nào trong chính quyền. Một điểm đáng chú ý là đa số các dân biểu của LREM có trình độ rất cao, được coi là giới ưu tú của xã hội Pháp. Tuy vậy, điều đáng để gọi đây là một cuộc cách mạng chính trị, đó là lần đầu tiên, một chính đảng mới mẻ, được thành lập chỉ mới một năm và được dẫn dắt bởi một chính trị gia trẻ tuổi, hoàn toàn chưa được biết đến với công chúng ngoại trừ vài giới chính trị ở Paris, đã đưa tới thành công, giành được cả vị trí tổng thống và nắm được đa số ghế trong Hạ nghị viện. Với việc kiểm soát được cả nhánh hành pháp và lập pháp, LREM có thể dễ dàng hơn trong việc áp dụng những đề xuất cải tổ nhằm vực dậy nước Pháp.


Vậy đâu là những bài học có được từ sự thành công của LREM, làm sao có thể xây dựng được một chính đảng chỉ trong vòng một năm đủ sức đánh bại những đảng phái lâu năm khác trên chính trường Pháp?

18.5.18

Khi nào Việt Nam có dân chủ?


Nhiều lần gặp các bạn già lẫn bạn trẻ, nhiều người chỉ có một ước mơ duy nhất trong đời liên quan đến Việt Nam, đó là hi vọng trong cuộc đời mình nhìn thấy Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ. Một ước mơ giản dị, chân thành, mà không kém phần xúc động cho quê hương. Họ ước mơ vậy bởi vì với họ, không biết bao giờ Việt Nam mới đạt được tới ngưỡng cửa của tự do — ngưỡng cửa nơi mà 2/3 nhân loại đang hưởng thụ trong hoà bình.

Vậy đâu là những lộ trình mà con đường dân chủ của Việt Nam sẽ đi qua?

14.5.18

Chuyển đổi dân chủ ở Malaysia


Sau khi liên minh đảng mình thất cử trong cuộc bầu cử toàn quốc, hôm nay cựu thủ tướng Najib Razak cùng vợ định lên máy bay riêng bay qua Jakarta để nghỉ mát mà nhiều người đồn là đi trốn. Dự định rời khỏi Malaysia bất thành vì chính quyền mới của thủ tướng Mahathir Mohamad đã ra lệnh cấm ngài cựu thủ tướng Najib Razak rời khỏi đất nước.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ không truy tìm mụ phù thuỷ (witch-hunt) -- dùng chữ của Donald Trump ám chỉ phe dân chủ tìm bằng chứng Donald Trump thông đồng với Nga mà cả năm trời vẫn không thấy -- mà thẳng thừng rằng ông Najib Razak sẽ phải đối mặt với toà án, liên quan tới những cáo buộc tham nhũng tại quỹ quốc gia có tên là 1MDB.

Quỹ 1MDB được ông Najib Razak lập ra khi ông nhậm chức thủ tướng năm 2009. Giờ đây quỹ này ngập trong nợ hàng tỉ đô-la, và đang bị điều tra bởi Hoa Kỳ và các nước khác. Các nhà điều tra Mỹ cáo buộc là các trợ tá của Najib Razak đã biển thủ khoảng 4,5 tỉ đô-la từ quỹ, trong đó 700 triệu được chuyển tới tài khoản của Najib Razak và 30 triệu đô-la được dùng để mua trang sức cho bà vợ. Dĩ nhiên, ông Najib phủ nhận và bịt miệng các chỉ trích từ trong chính quyền, đuổi việc tổng chưởng lý và một phó thủ tướng, đồng thời bịt miệng báo chí.

7.5.18

Củi khô cả nước đoàn kết lại


Một trong những cân nhắc của các chính phủ dân chủ cầm quyền ngay sau khi chuyển từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ ở các nước châu Âu đó là nên đối xử thế nào với các viên chức của chính quyền cộng sản cũ. Một cách rõ ràng, ai cũng biết rằng các viên chức của chính quyền cộng sản cũ ít hay nhiều đều có vi phạm pháp luật với chính luật pháp cộng sản do họ đề ra.

Một cách công minh, đúng ra, chính quyền mới nên đem xử hết các viên chức này vì các tội mà họ đã gây ra, từ tham nhũng cho tới lạm quyền và đàn áp nhân dân. Nhưng cuối cùng, ngoại trừ tổng bí thư đảng Cộng sản Romani Nicolae Ceausescu bị quần chúng nổi dậy nhanh chóng xử bắn vì tàn ác với nhân dân, hầu hết các chính quyền dân chủ sau cộng sản ở châu Âu đã chọn cách sống chung với lũ — chọn cách không đem xét xử những viên chức trong chính quyền cộng sản.

6.5.18

Bài học cải cách của Đài Loan


Cuối năm 1949, thất bại trước quân đội cộng sản của Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch và con là Tưởng Kinh Quốc đã chạy ra Đài Loan, mong ngày phục quốc. Ở đây, sau khi trở lại chức vụ tổng thống, nhận thấy rằng tham nhũng và sự thiếu ủng hộ về tinh thần là nguyên nhân lớn nhất làm mất đi tính chính danh của Quốc Dân Đảng và góp phần làm sụp đổ chế độ cộng hoà của Quốc Dân Đảng ở lục địa, Tưởng Giới Thạch đã thực hiện bàn tay sắt, thanh lọc tất cả các đảng viên tham nhũng của Quốc Dân Đảng ở Đài Loan.

Song song đó, chính quyền của Tưởng Giới Thạch đã nới lỏng các quyền tự do về kinh tế, thực hiện quyền tư hữu tài sản, và thực hiện cải cách ruộng đất ôn hoà. Cuộc cải cách ruộng đất của Đài Loan đã là một thành công và giúp nhanh chóng đặt nền móng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của quốc đảo này. Nó biến những tá điền trở thành những địa chủ mới và biến những cựu địa chủ trở thành những thương gia và nhà đầu tư.

Trí thức dấn thân, một điển hình từ đất nước Do Thái


Lịch sử của các nước cho thấy rằng số phận của một dân tộc, trong nhiều trường hợp, có thể được chuyển hướng nhanh chóng dưới ảnh hưởng của một hoặc vài người. Sự hiểu biết và viễn kiến của người dẫn dắt sẽ giúp nhen lên ngọn lửa dân tộc, động viên những cá nhân cùng chung tay đưa quốc gia cất cánh, thiết lập một vị trí đầy kiêu hãnh trên trường quốc tế.  Ở một khía cạnh khác, sự u mê nếu được điên cuồng cổ vũ sẽ chỉ đưa đất nước đi từ sai lầm này đến lầm lạc khác, và đẩy một quốc gia, dù với nhiều điều kiện ưu đãi, chìm đắm trong đói nghèo và tụt hậu.

Lịch sử lập quốc của đất nước Israel, hay còn gọi là Do Thái, trong vòng 100 năm nay minh chứng cho trường hợp thứ nhất khi mà người khởi xướng phong trào hồi hương phục quốc (Zionism) đã nhìn ra viễn cảnh một nước Do Thái mới dành cho tất cả mọi người, dựng xây trên nền tảng tự do, công bình, và bao dung, đón nhận tất cả những cá nhân đóng góp vào sự phục hưng của đất nước.

1.5.18

Hai bên là lính đánh thuê?


Đến bây giờ, 43 năm sau cuộc chiến, đã có bao bài báo, cuốn sách phân tích nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc chiến. Vậy nhưng, vẫn có người — lại là người tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị -- cho rằng cả hai phía là lính đánh thuê. Người viết thiếu hiểu biết đã đành, mà nhiều người gọi là có quan tâm đến thời cuộc, tức phải có tìm hiểu ít nhiều về giai đoạn này, lại đồng ý với ý kiến này thì quả thật quá tệ. 


Một cách đơn giản, nếu hỏi một người lính đã từng tham gia chiến trận, bên này hay bên kia một câu hỏi, rằng bạn chiến đấu vì điều gì hẳn sẽ có cùng chung câu trả lời là tôi chiến đấu vì quê hương tôi, chứ chẳng phải vì quyền lợi của ai cả. Người miền Nam chiến đấu vì bảo vệ sự độc lập và tự do, tránh hoạ cộng sản mà họ ít nhiều đã chứng kiến. Người miền Bắc chiến đấu vì họ bị tuyên truyền rằng họ muốn giải phóng quê hương khỏi ách xâm lược của Mỹ. Một số khác ở miền Bắc bị ép đi lính chỉ vì nếu không đi thì họ sẽ bị chính quyền đe doạ.


Còn các cấp lãnh đạo ở hai miền? Chính quyền Ngô Đình Diệm từ đầu đã ngăn không cho quân Mỹ đổ quân vào Việt Nam, làm như vậy thì sẽ mất đi chính nghĩa của chính quyền ông, rằng ông muốn xây dựng một đất nước độc lập và phú cường. Vì vậy mà ông không muốn thấy quân đội của ngoại bang có mặt. Chính quyền của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu muốn giữ quân Mỹ lại để ngăn không cho phe cộng sản tiến chiếm miền Nam nhưng cuối cùng đã thất bại. Cách làm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không khác bao xa cách làm của thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore khi muốn quân đội Anh kéo dài sự hiện diện ở đảo quốc Singapore vì nó vừa giúp Singapore bảo vệ độc lập, tiết kiệm được cho Singapore số tiền phải chi cho quân đội, mà những khoản chi của quân đội Anh còn giúp kích thích nền kinh tế.