28.9.17

Những đề xuất cho cải cách thể chế trong ngắn hạn

Lời cám ơn: Bài viết nhận được nhiều góp ý và cải thiện trong quá trình trao đổi với chị Phan Thanh Hà. Tác giả xin cám ơn những lời động viên và những trao đổi. Tác giả chịu trách nhiệm cho tất cả những đề xuất và sai sót, nếu có. 


Các góp ý trong bài này là những hướng nhằm cải cách hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam trong giai đoạn trước mắt khi mà Đảng Cộng sản vẫn là một lực lượng cầm quyền. Những đề xuất sẽ hướng Việt Nam tiếp cận gần hơn với mô hình chính trị nghị viện – liên bang của Đức. Những cải cách nếu được thực hiện, sẽ giúp Việt Nam (VN) cải cách thể chế chính trị, giữ ổn định, và tăng trưởng kinh tế.

11.9.17

Mô hình nghị viện - liên bang cho Việt Nam

Trọn bộ tiểu luận, gồm ba phần, đã được đăng chính thức trên Tạp chí Thời Đại Mới. Bạn đọc có thể tải trọn tác phẩm ở link Google Drive ở đây: https://goo.gl/XQ5h23 , hoặc link trên Mega ở đây: https://goo.gl/QfXkh4 , hoặc bạn có thể tải từ Tạp chí Thời Đại Mới ở đây: https://goo.gl/5bn3pk.

Dưới đây là phần giới thiệu:

"Đâu là một mô hình chính trị tốt, và giả sử như một ngày nào đó khi Việt Nam chuyển đổi, trở thành một nước dân chủ, thì mô hình chính trị nào là một lựa chọn cho Việt Nam? Đây là một câu hỏi quan trọng mang tính sống còn cho cả một dân tộc. Nó xuất phát từ những kinh nghiệm của thế giới rằng sự tồn tại và phát triển của các hệ thống dân chủ chịu ảnh hưởng một cách lớn lao bởi hệ thống chính trị. Ở một số nước hệ thống chính trị giúp duy trì sự cân bằng giữa các thế lực chính trị và bảo đảm sự phát triển của dân chủ và sự thịnh vượng của quốc gia. Trong khi ở những nước khác, sự chọn lựa sai lầm các hệ thống chính trị khiến cho quyền lực chính trị tập trung vào một nhóm nhỏ nào đó, và sự thiếu cân bằng giữa các đối trọng chính trị dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống dân chủ, kéo theo sự tàn lụi của quốc gia.

Việc so sánh các ưu và khuyết điểm của các hệ thống chính trị đã trở thành một ngành khoa học với nhiều nghiên cứu và thảo luận. Vì vậy mà việc chọn lựa một mô hình chính trị không nên là một hành động cảm tính, mà đó phải là một công việc khoa học dựa trên cả lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm theo thời gian.

Tiểu luận dưới đây sẽ có ba phần. Phần đầu trình bày 5 thành tố cần thiết mà một mô hình chính trị tốt cần có, đó là: ngăn ngừa sự hình thành một chế độ độc tài mới; ngăn ngừa đảo chính; bảo đảm một chính quyền ổn định và làm được việc; ngăn ngừa sự thực thi các chính sách tồi dở; và cuối cùng là kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công. Phần thứ hai sẽ lý giải tại sao chúng ta không nên chọn chế độ tổng thống. Và phần cuối cùng trình bày một cách chi tiết cấu trúc và cơ chế hoạt động của các bộ phận trong mô hình nghị viện - liên bang của Đức, một mô hình có những đặc điểm thỏa mãn cả 5 thành tố đã được đề cập ở trên. Mô hình nghị viện - liên bang của Đức do đó là một mô hình mà Việt Nam nên tham khảo để kiến lập hệ thống chính trị dân chủ cho mình."












1.8.17

Mô hình nghị viện - liên bang của Đức

1. GIỚI THIỆU


Những người quan tâm đến vận mệnh của quốc gia hẳn sẽ cùng đồng ý với nhau một điều rằng chế độ cộng sản cuối cùng rồi sẽ cáo chung, nhường đường cho một chế độ chính trị dân chủ. Câu hỏi còn lại đó là đâu là một mô hình chính trị dân chủ tốt mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng.


Chọn lựa một mô hình chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của một quốc gia và sự tồn vong của một dân tộc. Nhờ tiếp nhận các giá trị dân chủ và thiết kế các hệ thống chính trị nhằm đảm bảo được tính ổn định chính trị mà các nước đã duy trì được những phát triển bền vững. Ngược lại, việc chọn lựa sai lầm một mô hình chính trị không những đưa đất nước nhanh chóng vào cuộc khủng hoảng, phá hủy những thành quả của quốc gia, mà còn để lại những hậu quả tai hại lâu dài cho đất nước.


                           


Trở lại câu hỏi rằng đâu là một mô hình chính trị mà Việt Nam có thể tham khảo. Trước hết, hãy dứt khoát một điều rằng đừng chọn chế độ tổng thống. Bởi vì những khiếm khuyết của nó, mô hình tổng thống dễ biến một tổng thống dân cử trở thành một nhà độc tài. Ở các nước theo chế độ tổng thống, nền dân chủ thường chỉ được duy trì trong những khoảng thời gian ngắn, để rồi uy quyền của tổng thống hoặc một sự can thiệp của quân đội khi nhận thấy tổng thống lạm quyền sẽ đưa đất nước quay trở lại chế độ độc tài, phá hủy mọi thành quả dân chủ và sự phát triển của quốc gia. Cho đến nay, Hoa Kỳ là nước duy nhất thành công với chế độ tổng thống. Các nước châu Mỹ La-tinh khác theo mô hình tổng thống, thậm chí nhiều nước rập khuôn mô hình của Hoa Kỳ, nhưng tất cả đều thất bại. Ở Việt Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam đã áp dụng chế độ tổng thống trong suốt 20 năm nhưng cuối cùng cũng không thành công. Nhưng, khi mà chế độ tổng thống đã thất bại ở hầu như mọi quốc gia nó được áp dụng, trừ Hoa Kỳ như một ngoại lệ, thì có gì phải ngạc nhiên khi nó tiếp tục thất bại ở Việt Nam?

4.7.17

Tại sao không nên chọn chế độ tổng thống?

Mô hình chế độ nghị viện.
Nhiều người Việt mỗi khi nhắc đến một chế độ chính trị dân chủ thường nghĩ đến chế độ tổng thống, và một mô hình họ thường hướng về đó là mô hình tổng thống của Hoa Kỳ. Và như vậy, trong hình dung của nhiều người, nếu một ngày nào đó Việt Nam có cơ hội trở thành một nước dân chủ, chế độ dân chủ mà những người Việt này kỳ vọng đó sẽ là một mô hình tổng thống cho Việt Nam theo hình mẫu của Hoa Kỳ.


Có lẽ có ba lý do giúp hình thành nên lối suy nghĩ này của nhiều người Việt. Lý do thứ nhất là nhiều người đã quen nghe hoặc đã trải nghiệm chế độ tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa. Lý do thứ hai là nhiều người Việt, sau biến cố sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã có mặt một cách đông đúc ở Hoa Kỳ; những người này sinh hoạt trong hệ thống chính trị của Hoa Kỳ và do đó, một cách nghiễm nhiên, quen với mô hình tổng thống. Và cuối cùng, sự áp đảo của truyền thông Hoa Kỳ cùng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và giáo dục khiến mô hình Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn với nhiều người.

13.6.17

Kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công

Trong hệ thống chính trị tổng thống, mối lo ngại xuất hiện một chế độ độc tài khiến cho các nhà thiết kế hệ thống chính trị có xu hướng giới hạn số nhiệm kỳ của tổng thống. Việc giới hạn số nhiệm kì của tổng thống là cần thiết nhằm hạn chế sự xuất hiện độc tài, nhưng cách làm này bộc lộ hai điểm yếu đó là: một, trong trường hợp một nội các làm được việc và trẻ trung, việc giới hạn nhiệm kỳ vô tình bỏ đi một đội ngũ lãnh đạo thành công; và hai, sự thay đổi một nhóm lãnh đạo nhiều khả năng sẽ dẫn đến các thay đổi về chính sách khiến làm gián đoạn sự phát triển của một đất nước. Đó là lý do mà ở một số nước phát triển vượt bậc nhanh chóng như Đức hay Nhật sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, vai trò cầm quyền liên tục của một đảng hay liên minh cầm quyền thành công đóng một vai trò rất quan trọng.


Hệ thống nghị viện do đó cho phép kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công. Mối lo ngại duy nhất rằng chính phủ này có thể trở thành một đảng độc tài hay khuynh loát chính trị nên được giải quyết bằng các phương cách được thảo luận ở các phần bên trên.

Ngăn ngừa sự thực thi các chính sách tồi dở

Một ưu tư không kém phần quan trọng trong việc thiết lập các mô hình chính trị là làm sao để ngăn ngừa các chính sách tồi dở của các chính phủ cầm quyền, nhất là trong các hệ thống chính trị dân chủ non trẻ? Hay ít nhất là bảo đảm cho hệ thống chính trị có cơ hội được thể hiện những quan điểm và cách điều hành mới, khác với tư tưởng đang thống trị?


Có ba điểm cần quan tâm: một, cần phải bảo đảm rằng đất nước luôn có một chọn lựa khác khi đảng cầm quyền tồi; hai, ngăn ngừa các chính sách tồi được thực thi; và ba, bảo đảm rằng các tư tưởng khác với tư tưởng chính thống có cơ hội được thực hiện.


Điều này đặc biệt quan trọng khi quan sát những kinh nghiệm của Malaysia và Ấn Độ, cả hai đều là những nền dân chủ non trẻ và đều bị thống trị trong một thời gian dài bởi một đảng/liên minh cầm quyền. Lịch sử chính trị của Malaysia và Ấn Độ tiêu biểu cho mô hình dân chủ nhưng “thiếu tự do”. Sự thiếu vắng vai trò mạnh mẽ của đối lập trong suốt một thời gian dài khiến đảng cầm quyền lạm quyền, mị dân, tham nhũng, và tiếp tục chèn ép sự xuất hiện của đối lập. Nhưng nguy hiểm hơn, khi một đất nước không có một đảng đối lập lớn mạnh làm đối trọng và cạnh tranh với đảng cầm quyền, một đảng cầm quyền tầm thường sẽ tiếp tục cầm quyền cho đến khi nào đưa đất nước vào cơn khủng hoảng thì lúc đó đảng đối lập mới có hi vọng lôi kéo và xây dựng được lực lượng.

Bảo đảm một chính quyền ổn định và làm được việc

Một cơ chế chính trị tốt phải bảo đảm sự hình thành một chính quyền ổn định và làm được việc. Ổn định chính trị theo nghĩa một chính quyền bầu ra tồn tại đủ dài để thực hiện các chính sách của mình. Làm được việc theo nghĩa các chính sách một khi được chính quyền đề ra được thông qua và thực hiện.


BẢO ĐẢM MỘT CHÍNH QUYỀN ỔN ĐỊNH


Để bảo đảm một chính quyền ổn định có hai cách. Cách đầu tiên là cố định nhiệm kỳ cho những lãnh đạo hành pháp như việc bầu chọn tổng thống trong các chế độ tổng thống hay các ủy viên trong Hội đồng Hành pháp Liên bang của Thụy Sỹ. Cách thứ hai là thiết lập một hệ thống bầu cử nhằm loại bỏ đi các đảng quá nhỏ.

Ngăn ngừa đảo chính với cấu trúc liên bang

Đảo chính sẽ có cơ may xảy ra khi những kẻ âm mưu đảo chính biết rằng họ có khả năng nắm giữ quyền lực sau khi đảo chính thành công. Việc nắm giữ quyền lực sau đảo chính sẽ chỉ được thực hiện khi có sự tiếp tay của một lực lượng chính trị nhằm dựng nên tính chính danh của lực lượng đảo chính. Lực lượng chính trị này sẽ chỉ hợp tác với nhóm đảo chính khi quyền lợi chia chác sau đảo chính lớn hơn quyền lợi và vị trí họ đang có. Đảo chính do đó có nguồn gốc từ xung đột quyền lợi và quyền lực chính trị. Muốn ngăn ngừa đảo chính thì hệ thống chính trị cần phải có khả năng chia sẻ và kiểm soát quyền lợi và quyền lực chính trị giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng. Sự ổn định chính trị chỉ có được khi các bên đồng ý với các thỏa hiệp chính trị.

Sơ đồ phân bố hệ thống hành chính trong chính quyền liên bang Đức. Nguồn: wikipedia.





















Hệ thống chính quyền liên bang là một cơ chế quan trọng giúp giảm thiểu các xung đột về quyền lợi chính trị. Thất bại trong cuộc bầu cử giành chính quyền trung ương không phải là mất tất cả khi mà các đảng phái hay cá nhân có thể tranh cử để dành các vị trí xứng đáng ở các chính quyền cấp tiểu bang.

Ngăn ngừa sự hình thành một chế độ độc tài mới

Để giúp ngăn ngừa sự hình thành một chế độ độc tài mới cũng như ngăn ngừa sự khuynh loát hệ thống chính trị của một đảng cầm quyền cần thiết phải có tản quyền. Có hai dạng tản quyền: tản quyền của trung ương về các chính quyền địa phương và tản quyền ngay chính trong cơ cấu chính quyền trung ương.


Cơ chế tản quyền của trung ương về chính quyền địa phương được thực hiện thông qua hệ thống chính quyền liên bang. Một số nước tiêu biểu có hệ thống chính quyền liên bang gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Thụy Sỹ, Bỉ, Ấn Độ, và Malaysia. Tùy mỗi nước mà sự phân chia quyền lực và trách nhiệm giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang là khác nhau. Khi chính quyền tiểu bang càng có nhiều quyền lực, chế độ càng có xu hướng tản quyền; ngược lại, khi tất cả các quyền lực tập trung về chính quyền liên bang, nó không còn là mô hình liên bang nữa mà trở thành một chế độ nhất thể tập quyền. Mô hình liên bang chỉ tồn tại khi chính quyền tiểu bang được phép duy trì một số quyền nhất định, ít nhất là quyền trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hóa, và các vấn đề đặc trưng khác của địa phương. Một chế độ độc tài chỉ tồn tại được khi chính quyền trung ương kiểm soát được tất cả các chính sách của chính quyền địa phương. Một khi các quyết định của chính quyền trung ương không thể ép buộc được các mong muốn của chính quyền địa phương chế độ độc tài trung ương sẽ bị kềm chế.

Những thành tố cần thiết của một mô hình chính trị

Bản đồ Việt Nam (nguồn: Internet).
Chọn lựa và thiết lập một mô hình chính trị dân chủ làm nền tảng cho sự phát triển là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của một quốc gia khi chuyển đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ. Chọn lựa một mô hình chính trị là một công việc khoa học và do đó một mô hình nên được chọn lựa dựa trên những đánh giá một cách khoa học và khách quan. Là một nước đi sau, Việt Nam có cả thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi ở chỗ Việt Nam có thể tham khảo các mô hình chính trị dân chủ của các nước cũng như tất cả các bản hiến pháp, luật lệ, và cấu trúc của các cơ quan chính quyền. Bên cạnh những thuận lợi đó, một bất lợi lớn nhất đối với Việt Nam là đa phần người dân, kể cả giới trí thức, chưa có dịp sinh hoạt và những kinh nghiệm quản trị trong một chế độ dân chủ. Nhưng nếu nhìn kinh nghiệm của các nước như Đài Loan hay Hàn Quốc, và gần đây hơn là Indonesia, từng bước thiết lập và vun xới những cơ chế chính trị dân chủ nở rộ, những người Việt Nam hẳn sẽ phải tự tin vào chính mình rằng rồi đây chúng ta, bằng óc cầu tiến, chịu khó tham khảo và đào sâu tìm hiểu sự thành công cũng như những yếu kém của các mô hình chính trị, sẽ có thể thiết lập và vun đắp một mô hình chính trị dân chủ phù hợp với tình hình Việt Nam.

11.6.17

Chuyện đào tạo tiến sỹ ở Nauy

Trong danh sách chỉ số thịnh vượng của quốc gia (The Legatum Prosperity Index) được công bố bởi Viện Legatum, một viện nghiên cứu chính sách toàn cầu có trụ sở tại Anh, các quốc gia Bắc Âu đều nằm trong số những nước thịnh vượng nhất. 

Hình chụp tại một buổi lễ bảo vệ luận án tiến sỹ kinh tế tại trường Đại học BI Norwegian Business School ở Nauy.
Một thành viên hội đồng phản biện đã tham dự phản biện qua Skype. Hình của tác giả.

                                   
Chỉ số thịnh vượng được tính toán và xếp hạng mức độ thịnh vượng của các quốc gia dựa vào các tiêu chí khác nhau bao gồm sự giàu có, mức tăng trưởng kinh tế, giáo dục, sức khỏe, phúc lợi, và chất lượng cuộc sống. Trong bảng xếp hạng năm 2016, Nauy đứng thứ hai, Phần Lan đứng thứ ba, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt đứng đứng tám và thứ chín, tiếp theo sau đó là Anh và Đức. Hoa Kỳ đứng thứ 17.

20.5.17

Phát triển ngôn ngữ

Ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, tờ Gia Định báo, chủ trương bởi Petrus Trương Vĩnh Ký, lần đầu tiên được ra đời ở miền Nam, đánh dấu sự phổ biến chính thức của tiếng Việt trong đời sống thông tin truyền thông hiện đại. So với nhiều ngôn ngữ khác vốn có chữ viết từ rất lâu, tới hàng ngàn năm, chữ Quốc ngữ có một lịch sử rất non trẻ. Trong suốt một thời gian dài, để gửi đi những thông điệp, người Việt mượn chữ của tiếng Hoa, và sau đó sáng tạo ra chữ Nôm. Tuy vậy, cả hai thứ tiếng này thường chỉ phổ biến trong một giới nhỏ những quan lại và giới học sỹ. Phần đông những người bình dân chẳng thạo và do đó không thể lưu truyền được gì đáng kể lại cho hậu thế. Sự thiếu vắng một hệ thống chữ viết phổ biến để lại nhiều hệ quả lâu dài cho người Việt.


                                 
Bất cứ một sự phát triển nào cũng dựa trên nền tảng kế thừa. Những kiến thức của thế hệ đi trước được ghi chép, truyền lại cho những thế hệ sau. Những thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước rồi khai triển, phát kiến ra những điều mới. Việc thiếu một hệ thống chữ viết khiến cho những kiến thức trong dân gian đa phần chỉ dừng lại ở mức độ truyền miệng, và một khi truyền miệng thì những kiến thức đó thường chỉ ở mức độ đơn giản. Vì lý do đó mà những người Việt hôm nay, một cách thành thật, nhìn lại ngược dòng lịch sử để thấy rằng các sáng tác và khảo cứu của người Việt chúng ta rất nghèo nàn, từ khoa học kỹ thuật cho đến văn chương hầu như chẳng có bao nhiêu. Tất cả chỉ có những sáng tác văn hóa truyền miệng với ca dao, tục ngữ và vài tác phẩm đếm trên đầu ngón tay trong đó có Truyện Kiều của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm được nhiều người nhắc đến. Nhưng hãy suy nghĩ thật lòng rằng liệu một dân tộc tự hào có đến 4000 năm văn hiến nhưng di sản chỉ vỏn vẹn có vài tác phẩm sơ sài đếm trên đầu ngón tay như thế thì liệu có được gọi là quá nghèo nàn về văn hóa lắm không?

Nước Pháp

Tôi có dịp đến Pháp khoảng 5 lần trong suốt 8 năm qua. Chủ yếu là đi chơi, gặp bạn bè. Ba lần đến Paris, còn hai lần kia đi vòng quanh các thành phố phía Nam ven biển Địa Trung Hải. Pháp là nước tôi ghé nhiều nhất trong các nước châu Âu khác. 

                     

Mỗi lần ghé Pháp cho tôi một cảm xúc kỳ lạ. Một cảm giác gần gũi, quen thuộc pha chút xa lạ. Những quán cà phê vỉa hè nơi khách bộ hành có thể gọi cho mình ly cà phê kèm miếng bánh ngọt, những nhà thờ cổ kính thâm trầm dọc sông Seine, vài tiệm sách lề đường, hay sự tấp nập của các con phố ở Paris cho tôi cảm giác một trung tâm Sài Gòn đâu đó.

Mẹo đọc sách

Thỉnh thoảng có vài bạn hỏi mình làm sao để đọc sách cho nhanh, khi mà nhìn thấy cuốn sách thì dầy cộm? Một số bạn khác khi thấy bài báo quá dài thì bỗng trở nên … lười đọc, phần sợ tốn quá nhiều thời gian thì ít, mà phần thấy nó dài quá … nên nản thì nhiều.

                    


Vậy làm sao có thể đọc sách nhanh mà vẫn có thể thưởng thức cuốn sách hay bài báo, thay vì cảm thấy bị tra tấn vì nó quá dài? Dưới đây là vài kinh nghiệm của mình.

1.4.17

Học viết

Người mình xưa có câu: «Học ăn, học nói, học gói, học mở,» ý là cái gì cũng cần phải học. Học viết cũng vậy, mà học viết càng cần phải rèn giũa nhiều hơn, vì viết thường dùng để chuyển tải nhiều ý hơn để người khác còn đọc lại. 




Có nhiều cách viết khác nhau, giống như vẽ một bức tranh thường có nhiều trường phái. Có những cách viết đơn giản, mộc mạc, đi thẳng vào vấn đề; cũng có cách viết dẫn dắt bạn đọc đi loanh quanh vào những con đường đầy hương và hoa để độc giả cảm nhận được sự sung sướng của việc đọc trước khi dẫn họ tới đích.

30.3.17

Chuyện bầu cử xứ Singapore

Hôm nay đọc báo thấy Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung, người được cho sẽ là thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore, sau Lý Quang Diệu, Ngô Tác Đống, và Lý Hiển Long, cho rằng hệ thống đa đảng có thể phá hủy Singapore, nên tôi xin chia sẻ với các bạn đôi dòng về chuyện bầu cử xứ Singapore rằng tại sao đảng Nhân dân Hành động (PAP) dễ dàng cầm quyền Singapore lâu như vậy và đối lập Singapore thì không lớn nổi. 

                                   
       


Cũng như nói công khai về chính trị ở Việt Nam, tham gia chính trị đối lập ở Singapore là một việc làm khá can đảm của một số người dân Singapore, họ phải chấp nhận các rủi ro cho việc tham gia đối lập. Một số những cá nhân đối lập chính trị trong quá khứ đã bị dính các án tù, phá sản và vài người phải bỏ xứ ly hương.

29.3.17

Đảng PAP và chính trị Singapore

1. Quá trình hình thành và nắm giữ quyền lực của đảng Nhân dân Hành động (PAP) ở Singapore

Khi thành lập vào năm 1954, đảng Nhân dân Hành động (People Action Party, viết tắt là PAP[1]) là một liên minh chính trị giữa các lãnh đạo công đoàn cánh tả và một nhóm chuyên gia được đào tạo từ nền giáo dục Anh (British-educated professionals). Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung (common banner) là chống thực dân.


Trung tâm tài chính Singapore






Nếu như động lực chống thực dân Anh của các lãnh đạo cánh tả là rõ ràng và dễ hiểu thì động cơ đó có vẻ ngược lại đối với nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia này có thể hưởng được những đặc quyền, đặc lợi mà chính quyền thuộc địa dành cho giai cấp bản xứ. Dựa theo khuôn mẫu Gramsci cổ điển (classic Gramscian fashion)[2] – trong việc chỉ ra các kinh nghiệm mà các nhóm hoạt động chính trị khác đã thành công trong việc chuyển đổi đường hướng và cách thức hoạt động chính trị ̶ nhóm chuyên gia này đã chủ động rời bỏ tầng lớp và giai cấp thống trị để tham gia vào khuynh hướng xã hội chung của thời đại đang được nhiều người ủng hộ. Thay vì tiếp tục hưởng thụ những đặc quyền và đặc lợi có được nhờ việc thừa hưởng nền giáo dục của Anh và là con cưng của chính quyền, họ đã thấy được những nguyện vọng sâu xa của các tầng lớp nhân dân bên dưới: chống thực dân.

24.3.17

Chương trình giá sách vì sự tiến bộ xã hội


Lời giới thiệu: Xây dựng một phong trào vì sự tiến bộ xã hội, một phong trào mà những giá trị của nó đi xa hơn dân chủ và tự do, nó còn ở đó là câu hỏi rằng liệu chúng ta muốn phát triển đất nước theo chiều hướng nào và làm thế nào để thay đổi đất nước theo một chiều hướng như vậy. Muốn làm được điều đó tất cần những cá nhân hiểu biết, được trang bị một lượng tri thức nhất định trong các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, lịch sử cho đến văn hóa hay xã hội. Vì lí do đó mà trong một nỗ lực khiêm tốn và một hiểu biết giới hạn của mình, tôi cố gắng thu thập một số đầu sách nhằm giới thiệu đến với những bạn trẻ với hi vọng giúp họ tiếp cận được những nguồn tri thức hữu ích.

Làm sao để ngăn ngừa tra tấn trong đồn công an?

Một câu hỏi đối với nhiều người trong xã hội là làm sao có thể giúp ngăn ngừa những lạm dụng và tra tấn người dân trong các đồn công an?

                            
Một giải pháp đã được kiểm nghiệm khá thành công ở Nam Tư cũ đó là ngay khi bị bắt vô cớ, những người thân của nạn nhân cùng với luật sư lập tức có mặt ở đồn công an để trợ giúp pháp lý và tạo áp lực.

Xuống đường: Nhân sự, Mục tiêu, Phương thức

Khi nhìn những cuộc xuống đường đông hàng chục, và có ước tính lên tới hàng trăm, ngàn người xuống đường, chiếm các khu vực trung tâm ở các thành phố và thủ đô các nước Bắc Phi gây áp lực khiến những nhà độc tài ở Tunisia và Ai Cập ra đi, nhiều người Việt cũng nuôi hi vọng rằng một ngày nào đó những người Việt cũng xuống đường để tạo áp lực khiến những lãnh đạo cộng sản ra đi nhường đường cho sự thành hình của một chế độ dân chủ. Vì ước muốn như vậy mà nhiều người đã kêu gọi liên tục xuống đường để hi vọng nhiều người dân thức tỉnh nhằm thay đổi vận mệnh đất nước cũng như vận mệnh của mình. Để rồi cuối cùng các cuộc xuống đường, dù có tiến bộ và nhận thức của người dân có tăng lên, vẫn còn đó một sự khiêm tốn.

                             


Có một câu hỏi lớn hơn rằng làm sao để nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh của người dân và động viên họ xuống đường vì những quyền lợi của chính mình?

17.3.17

Phía sau cuộc biểu tình

Cuối cùng thì cuộc biểu tình ngày 5/3/2017 cũng diễn ra, bất chấp lời kêu gọi mù mờ của người khởi phát.

Đó là một dấu hiệu của sự tiến bộ mà đúng ra những người quan tâm đến thời cuộc nên mừng. Tại sao? Đó là bởi vì người dân đã dần hết sợ. Họ xuống đường một cách can đảm để cất lên tiếng nói của mình vì chính quyền lợi của mình, chứ không ai khác, và cuộc xuống đường của họ đã không chịu một sự dẫn dắt của bất cứ một cá nhân nào, đặc biệt là các cá nhân hay «hô hào dân chủ» trên mạng.

Khi dân khí đã dần được tăng lên, người dân đã tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với chính mình và quốc gia dân tộc thì chẳng phải là một điều đáng mừng sao?


                           

Khi dân tộc đang bị dẫn đưa vào tuyệt lộ

Việt Nam đang đứng trong một hoàn cảnh hiểm nghèo. Sự hiểm nghèo đó không chỉ dừng lại ở một nền kinh tế mất phương hướng, khủng hoảng trầm trọng, mà sự hiểm nghèo còn ở chỗ nó thiếu vắng những người lãnh đạo với viễn kiến có khả năng dẫn dắt dân tộc này ra khỏi vũng lầy, nhất là khi đang đối diện với mối đe dọa về một sự phụ thuộc và thống trị cả về các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, và quốc phòng từ người láng giềng phương Bắc mà nếu giới ưu tú Việt Nam không kịp nhận ra và có hành động dứt khoát, Việt Nam có thể sẽ biến thành một chư hầu, nếu không nói là mất nước, trong những ngày sắp tới. 

17.1.17

Việt Nam trên bờ vực sụp đổ

Việt Nam đang ở trong một trạng thái hiểm nghèo chưa từng có, và đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ kinh tế lan sang chính trị.



Sự bi đát của tình trạng Việt Nam trên bề mặt thể hiện ở chỗ ngân sách gần như kiệt quệ. Lần đầu tiên trong lịch sử các khoản chi cho Tết đã bị cắt giảm hết mức, từ các chi phí trang trí cho đến tiền dành để bắn pháo hoa.

15.1.17

Việt Nam Cộng Hòa


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những viên chức của chế độ cộng hòa ở miền Nam nhận được một giấy triệu tập với thông báo thu xếp đồ đạc đủ để ở vài ngày cho cái gọi là “cải tạo tư tưởng” để trở thành con người của chế độ mới. Những nhân viên của chế độ cũ phần lo lắng, phần tự trấn an chính mình bằng niềm hi vọng về câu chuyện ở nước Mỹ xa xôi rằng khi thắng trận trong cuộc nội chiến, những người bên phe thắng trận đã cấp ngựa, trân trọng những người lính của bên thua trận, và tiễn họ trở về quê sinh sống. Họ, những người Việt bên phe thua cuộc, cũng ở miền Nam, tin rằng những đồng bào miền Bắc của mình cũng hành xử nhân đạo như phe người Mỹ miền Bắc năm nào trong cuộc nội chiến của chính họ. Nhưng, những người bên phe thua cuộc của miền Nam Việt Nam đã lầm. Cải tạo chỉ là bước đầu tiên trong một tiến trình được gọi là hạ nhục nhằm mục đích dập tắt tất cả các mầm mống của tự do.

Bỏ Tết Ta vì nhà nước đang cần đô la

Ảnh từ Internet.

Gần đây, trên các báo chí và cộng đồng mạng xuất hiện các ý kiến bỏ ăn Tết Ta, và thay vào đó là gộp Tết Ta vào cùng một ngày với Tết Tây. Điều đó có nghĩa rằng ngày Tết Ta sẽ bằng đầu vào ngày 1/1 Dương lịch hàng năm. Liệu các ý kiến này có hợp lý hay không và đâu là nguyên nhân bắt đầu của ý kiến này?