27.3.22

Khi chiến lược ngoại giao đu dây sắp đứt

Bộ trưởng Bộ Tài chính của Hoa Kỳ Janet Yellen vừa đánh tiếng rằng những cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc vào thời điểm này là chưa thích hợp.


Có hai hàm ý sau khi Janet Yellen phát biểu công khai điều này. Hàm ý thứ nhất đó là đã có các đề xuất trừng phạt bên trong nội các của chính quyền Mỹ, và Janet Yellen chọn cách công khai để tìm kiếm các đồng minh ủng hộ mình. Là bộ trưởng tài chính, Janet Yellen chịu một trách nhiệm lớn đối với tình hình kinh tế của quốc gia, bên cạnh chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Hàm ý thứ hai đó là nếu đây không phải là thời điểm thích hợp để áp đặt những cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc thì có nghĩa là trong tương lai việc cấm vận Trung Quốc sẽ có thể là một lựa chọn ở một thời điểm thích hợp. 

13.3.22

Trận Quan Độ ở Ukraine

Nhìn thế trận mà Ukraine đang cầm chân quân xâm lược Nga, nó không khỏi khiến những người quan sát chính trị nhớ tới trận Quan Độ thời Tam Quốc bên nước Tàu.

Trong trận Quan Độ, hai thế lực lớn nhất thời bấy giờ là Viên Thiệu và Tào Tháo đối đầu nhau. Quân của Viên Thiệu nhiều gấp nhiều lần quân Tào Tháo. Hai bên bày binh bố trận giữ vững trận địa lâu ngày mà bất phân thắng bại. Tào Tháo sắp hết lương, đang nghĩ đến đường rút lui nên viết thư gửi Tuân Úc. Úc khuyên nên giữ vững trận địa, chờ khi tình hình đến cùng cực, tất có biến loạn, lúc đó dùng kỵ binh mà đánh nhanh tất sẽ thắng. Tào Tháo nghe xong cho tướng sỹ tiếp tục thắt chặt phòng thủ. Lúc này bên Viên Thiệu cũng hết lương, nên mới cho người đi tải lương. Nhờ được mật báo nên Tào Tháo dẫn kỵ binh đang đêm tập kích, đốt cháy kho lương của Viên Thiệu, rồi nhân lúc quân Viên Thiệu rối ren dẫn đại binh tấn công quân Viên Thiệu. Quân Viên Thiệu thua to mà tan rã. 

9.3.22

Hoa Kỳ từ chối gửi máy bay đến Ukraine

Cuối cùng, sau những thảo luận và đắn đo. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã chính thức loại bỏ phương án các nước NATO gửi máy bay Mig-29 đến Ukraine, lấy lý do là một hành động như vậy sẽ có thể tạo ra những phản ứng nghiêm trọng từ phía Nga.


Trong cuộc chiến hiện nay, khi bộ binh Nga đang bị quân Ukraine cầm chân tại chiến trường, sức mạnh áp đảo còn lại của quân Nga chủ yếu dựa vào không quân. 


Ukraine đã đề xuất NATO nên mở vùng cấm bay, nhưng nếu NATO đưa máy bay trực tiếp lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine thì có thể bị Nga xem là trực tiếp đối đầu và Hoa Kỳ lo ngại một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ diễn ra.

6.3.22

Về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine

Cuộc chiến của Nga vào Ukraine hiện đã đến hồi quyết định khi quân Nga đang tập trung để tiến vào thủ đô Kyiv của Ukraine. 


Với nhiều người, Ukraine là một nước nhỏ. Nhưng thật ra Ukraine không hẳn là một nước nhỏ, mà nó có đủ tất cả các tiềm năng để trở thành một cường quốc ở châu Âu.


Ukraine có diện tích đất hơn 600 ngàn cây số vuông, gần gấp đôi diện tích của Việt Nam, đứng thứ hai châu Âu, chỉ sau Nga, và hơn Pháp 10% diện tích đất. Bảy mươi phần trăm diện tích đất là đất nông nghiệp, trong đó hai phần ba là đất đen, loại đất giàu dinh dưỡng, và do đó, Ukraine được xem là một trong những vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới. Xuất khẩu nông nghiệp của Ukraine thuộc nhóm đầu châu Âu, và vì vậy mà nó được mệnh danh là rổ bánh mỳ của châu Âu.

4.3.22

Chiến lược hoà bình cho Việt Nam

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho những nước nhỏ, rằng họ cần làm gì để bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho quốc gia khi láng giềng của họ là những nước lớn?

Việt Nam là một ví dụ như vậy.

2.3.22

Cuộc xâm lược của Nga làm xói mòn vị thế của Hoa Kỳ

Cuộc xâm lược toàn diện của người Nga vào Ukraine đánh thức sự bình yên mà châu Âu đã đạt được kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Cho dù kết thúc của cuộc chiến như thế nào, nó sẽ để lại những tiền lệ làm thay đổi những quan niệm và quyết định về chính sách của những quốc gia trên trường thế giới.

Ba thập kỷ trước, sau sự sụp đổ của Sô Viết, Ukraine trở thành một nước độc lập và sở hữu một tiềm lực hạt nhân đứng thứ ba trên thế giới. Trong những năm sau đó, Ukraine đồng ý giải trừ vũ khí hạt nhân để đổi lại Mỹ, Anh và Nga sẽ bảo đảm an ninh cho Ukraine. Trong Bản Ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandom), Washington, London, và Moscow “tôn trọng sự độc lập và chủ quyền và những biên giới hiện có của Ukraine”, và “kiềm chế việc đe doạ hay dùng vũ lực” tấn công Ukraine. Cuộc xâm chiếm toàn diện của Nga nay đã chấm dứt những cam kết này và một cách chính thức vất Bản Ghi nhớ Budapest vào sọt rác. 

1.3.22

Bàn cờ thế giới và vị thế Việt Nam

Phải nói một sự thật rằng chuyện một quốc gia đem quân đi đánh một nước khác nhằm bảo đảm vùng an ninh lân cận cho mình không phải là chuyện hiếm trong lịch sử, ít nhất là cho đến lịch sử hiện đại. 

Việt Nam đánh qua Campuchia, lật đổ chính quyền Polpot để thiết lập nên một chính quyền thân Việt Nam. 


Chuyện Trung Quân đổ quân đánh dằn mặt Việt Nam năm 1979 để ngăn khả năng Việt Nam kết hợp với Liên Xô mà bao vây Trung Quốc. 


Chuyện Mỹ lấy cớ Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để đổ quân vào dập tắt chế độ độc tài của Saddam Hussein và dựng nên một chế độ thân Mỹ.


Chuyện Mỹ đổ quân vào Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban, tìm diệt Osama Bin Laden và dựng nên một chế độ dân chủ thân Mỹ.


Và xa hơn là chuyện Mỹ chính thức can thiệp vào Thế chiến Thứ Hai để chấm dứt các chế độ phát xít của Đức, Nhật, Ý và lập nên những chế độ thân Mỹ, thậm chí áp đặt việc kiểm soát số lượng quân nhân và vũ khí như ở các nước Đức và Nhật nhằm ngăn ngừa khả năng các nước này trở thành những thế lực vượt trội làm ảnh hưởng đến hoà bình khu vực và cả Mỹ.