25.8.21

Sài Gòn

Năm 2 đại học, toàn khối sinh viên trường Khoa học Tự nhiên chúng tôi chuyển hết từ Thủ Đức lên Sài Gòn. Đó là năm 2002. 

Trước khi vào Sài Gòn, mẹ đưa cho tôi chừng 200 ngàn. Mẹ nói cầm đi con, rồi bữa nào mẹ gửi vào tiếp. Mẹ nói vậy để trấn an tôi, chứ nhà tôi lúc đó khó mà đi mượn thêm được đồng nào. Tôi biết trước rồi nên tâm lý là vào Sài Gòn tự đi kiếm việc, tự sống. 


Vào Sài Gòn tôi ở nhà thằng Minh, bạn học thêm của tôi trong lớp Toán của thầy Sáng. Nhà nó có hai tầng, nằm trong một hẻm nhỏ ở khu Rạch Chiếc. Tầng trên nó với ba nó ở. Tầng dưới ngăn làm đôi, phía trước cho người ta mở văn phòng cho thuê. Phía sau là một cái bếp, cạnh toi-let, rồi có cầu thang đi lên. Tôi ở ngăn phía sau. Tôi kê một cái bàn để ngồi học, còn ngủ thì tối trải chiếu ngủ dưới chân cầu thang. Minh với ba nó đi suốt ngày, thỉnh thoảng mới về, còn người thuê mặt bằng làm công ty cũng thỉnh thoảng mới đến nên nhà khá yên tĩnh. Hàng tháng tôi đóng tiền ở trọ cho ba Minh. Ở một thời gian thì thấy ba Minh khó quá nên tôi chuyển đi, sang ở với một nhóm bạn trong lớp đại học, ở cùng quận, cách chừng 10 phút đạp xe. 


Việc đầu tiên tôi làm trong buổi sáng khi vào Sài Gòn đó là đi tìm mua một chiếc xe đạp. Tôi mua một chiếc xe cũ giá 120 ngàn ở một cửa hàng xe đạp cũ dưới chân cầu chữ Y.

21.8.21

Afghanistan: Bài học từ việc dựng xây một nền dân chủ

Mỗi tổng thống Mỹ luôn có cho mình một học thuyết và George W. Bush cũng vậy. Ông Bush cho rằng Mỹ là một quốc gia không những có trách nhiệm giữ gìn an ninh cho nước Mỹ mà còn có trách nhiệm lan toả tự do trên khắp thế giới. Ông tin rằng khi tự do lan toả thì thù hận và khủng bố sẽ mất đi. Để bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, ông chủ trương tấn công phủ đầu các quốc gia thù địch trước khi các quốc gia này có cơ hội tấn công nước Mỹ. Vì vậy mà ông bị gán cho cái nhãn là diều hâu, hiếu chiến.

Khi đưa quân vào tấn công Taliban, quân Mỹ dưới viễn kiến của ông có hai mục tiêu. Đầu tiên là tiêu diệt và truy lùng Taliban và mạng lưới khủng bố al-Qaeda; và thứ hai là dựng xây nên một nước Afghanistan dân chủ và tự do. 

Afghanistan sau 20 năm

Ngay sau khi thủ đô Kabul rơi vào tay quân Taliban, cựu tổng thống Hamid Karzai và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Abdullah Abdullah đã đứng ra lập nên một uỷ ban nhằm đại diện cho chính quyền Afghanistan để đàm phán với phe Taliban, lấy lý do là những thay đổi diễn ra trong 20 năm qua trên toàn Afghanistan nếu không có sự điều đình và thoả hiệp giữa Taliban và chính phủ, khó mà Taliban điều hành được quốc gia. 

16.8.21

Người Mỹ, chiến lược, và bạn bè

Đêm 2/5/2011, một nhóm biệt kích hải quân của Mỹ bay trên hai máy bay trực thăng xâm nhập vào lãnh thổ của Pakistan. Cuộc đột kích bí mật đó đã nhanh chóng giết chết thủ lãnh khủng bố Osama bin Laden. Sau cuộc đột kích đó, Pakistan đã lên án Hoa Kỳ, cho rà soát lại nguyên nhân làm sao Hoa Kỳ biết được rằng Osama bin Laden đang sống trong một dinh thự biệt lập ở Abbottabad. Pakistan sau đó cho bắt ngay vị bác sỹ, người đã tổ chức kế hoạch tiêm chủng cho trẻ nhỏ mà nhờ đó lực lượng tình báo của Hoa Kỳ đã lấy được mẫu máu và đối chiếu DNA với người thân của trùm khủng bố bin Laden để xác thực rằng ông trùm khủng bố đang sống ở trong toà dinh thự kín cổng cao tường. Câu chuyện điều tra và đột nhập giết trùm khủng bố Osama bin Laden sau đó được dựng thành phim. 

Afghanistan: con cờ trong chiến lược xoay trục của Mỹ

Khi tôi viết những dòng này, quân Taliban đã đến ngoại ô Kabul của Afghanistan. Tổng thống của nước này đang họp với đại diện của Hoa Kỳ và châu Âu. Quân Mỹ đang hỗ trợ cho những nỗ lực di tản cuối cùng của các nhân viên Mỹ và những người cộng tác địa phương. Có thể chỉ trong vòng vài ngày tới, chính quyền dân chủ thế tục do Mỹ và phương Tây dựng nên trong vòng 20 năm qua sẽ sụp đổ, và một nhà nước Hồi giáo Taliban sẽ thay thế. 

13.8.21

Thời cuộc

Hồi mới lấy bằng tiến sỹ kinh tế, người nhà thỉnh thoảng nói bóng gió rằng người ta lấy bằng tiến sỹ rồi về nước làm chức này chức kia, còn mình thì chọn công việc chẳng giống ai. Tôi chỉ cười. Lặng lẽ làm công việc của mình. Mở dự án làm những gì mình thích, để dành thời gian đọc sách, viết lách, theo dõi thời cuộc, đi đó đi đây, chiêm nghiệm những nền văn hoá. 

8.8.21

Giới thiệu sách "Mô hình nghị viện liên bang cho Việt Nam"

Rồi một ngày Việt Nam sẽ có dân chủ. Trách nhiệm của những người Việt có hiểu biết là góp phần nhằm dựng xây nên một chế độ dân chủ tốt cho quê hương. Vậy đâu là những nguyên tắc nhằm đảm bảo một hệ thống dân chủ tốt, theo nghĩa đó là một hệ thống chính trị đảm bảo các quyền tự do của nhân dân, nó ổn định và làm được việc, nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia? 

Đặng Tiểu Bình uốn "dòng sông xã hội chủ nghĩa"

Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình dẫn một đoàn cán bộ cao cấp sang thăm Singapore. Chuyến viếng thăm như là một dịp rửa mắt cho các cán bộ trong phái đoàn của Đặng Tiểu Bình. Gọi là rửa mắt vì cho đến lúc này, triết lý kinh tế chính trị của Trung Quốc vẫn là hệ thống xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tập trung, được quy hoạch và quản lý bởi hệ thống nhà nước. 


Các cán bộ đảng Cộng sản Trung Quốc do đó chỉ được biết về sự ưu việt của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đối với họ, những người được “nhuộm đỏ lý tưởng”, rằng tư tưởng và hệ thống tư bản chủ nghĩa là một điều xấu xa, không phù hợp, và chắc chắn thất bại. Sau chuyến viếng thăm này, chính quyền Trung Quốc thường xuyên gửi các đoàn cán bộ đến học mô hình của Singapore. 

7.8.21

Chính trị giáo phái

Một đặc điểm chung mà các lãnh tụ cộng sản khởi nghiệp đều có đó là họ biến phong trào chính trị của họ thành một kiểu tôn giáo đặc trưng mà ta có thể gọi là chính trị giáo phái. 


Những lý thuyết chính trị được biên soạn, tuyên truyền, và truyền tay nhau như những cuốn thánh kinh, chỉ có đúng mà không có sai. 


Những người ủng hộ lãnh tụ như những tín đồ.


Còn những lãnh tụ được mô tả và xây dựng hình ảnh như là những đấng tối cao, tài năng xuất chúng, và là một hiện thân của đất trời nhằm cứu nguy dân tộc. 

6.8.21

Chiến lược vắc-xin của Tàu nhìn từ góc độ vĩ mô

Giữa tháng 6/2021, chính quyền Trung Quốc thông báo rằng hơn 1 tỉ liều vắc-xin của họ đã được tiêm cho toàn dân, và dự định là, với tốc độ tiêm trung bình 20 triệu liều một ngày, họ sẽ có được 40% dân số tiêm đầy đủ hai mũi trước cuối tháng 6. 


Với tốc độ tiêm 20 triệu liều một ngày, thì một tháng họ sẽ tiêm được khoảng 600 triệu liều vắc-xin. Điều này tương đương với việc 300 triệu người được tiêm đầy đủ 2 mũi. Với dân số 1,4 tỉ người, 300 triệu người này tương đương với 21% dân số. Như vậy,  chỉ nội trong tháng 7/2021, họ đã tiêm cho 300 triệu người, hay 21% dân số, với đầy đủ 2 mũi vắc-xin của mình.

Hãy nên dừng chích vắc-xin Tàu vì lợi ích quốc gia

Hải Phòng mới tung ra một văn bản đòi mượn 500 ngàn liều vắc-xin Sinopharm vero cell của Sài Gòn để tiêm cho dân ở đây. Song song đó là giới nhà báo thân chính quyền bắt đầu lên tiếng phụ hoạ rằng nếu Sài Gòn không tiêm loại vắc-xin Tàu này thì hãy chuyển cho Hải Phòng để chính quyền tiêm cho dân ở đó.


Có vài vấn đề để nói về câu chuyện này.

4.8.21

Để cái vắc-xin ngay miệng của mày đi

Giới đầu tư tài chính hay có câu cửa miệng đó là “put your money where you mouth is”. Dịch nghĩa đen là “đặt tiền vào ngay cửa miệng của mày đi”. 

Nhưng để hiểu nghĩa bóng thì phải để nó trong một bối cảnh. Bối cảnh đó thường là một tay bốc thơm về một loại tài sản đầu tư, cổ phiếu hay đất đai chẳng hạn. Anh ta bô bô tâng bốc về nó lên tận mây xanh và xúi người khác, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đầu tư vào nó. 


Nhưng khi hỏi ngược lại anh ta rằng liệu mày có dám bỏ tiền túi của mày đầu tư vào đó hay không thì tay này thường chỉ bơ đi. Bởi trong thâm tâm của những người như vậy, họ biết là các sản phẩm đầu tư này chẳng đem lại lợi ích cho chính mình, thậm chí khiến mình phá sản, nên họ chỉ bô bô xúi người khác đầu tư mà thôi. 


Bởi vậy cho nên để xem lời nói của người ta có giá trị tới đâu, nó thực lòng đến đâu thì chỉ cần nói một câu: hãy đặt tiền của mày vào cửa miệng của mày đi, rồi hẵng nói. 

2.8.21

Việt Nam và Trung Quốc đang cạnh tranh chiến lược. Đừng nên tiêm vắc-xin của họ.

Thời Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu, hai nước Ngô và Việt cạnh tranh chiến lược với nhau. Việt Vương Câu Tiễn trong lòng quyết chí chiếm lấy nước Ngô. 

Một lần, Việt Vương Câu Tiễn mượn thóc của nước Ngô để đem về gieo cấy. Đến khi trả thóc thì trước khi chuyển đến nước Ngô, Việt Vương cho người đem luộc hết thóc. Nước Ngô nhận thóc trả lại của nước Việt thấy hạt nào hạt nấy to mập, tưởng thóc tốt, nên đem gieo làm giống. Nhưng vì thóc đã luộc chín nên không nẩy mầm. Năm đó nước Ngô mất mùa, nhiều người chết đói, kinh tế suy sụp. 


Nước Ngô kinh tế suy sụp mà Ngô Vương Phù Sai lại đem quân chinh chiến khắp nơi khiến quân lực tiêu hao. Việt Vương nhân đó mà tấn công, cuối cùng thì đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, xoá sổ nước Ngô. 


Đó là chuyện xưa.