6.8.21

Chiến lược vắc-xin của Tàu nhìn từ góc độ vĩ mô

Giữa tháng 6/2021, chính quyền Trung Quốc thông báo rằng hơn 1 tỉ liều vắc-xin của họ đã được tiêm cho toàn dân, và dự định là, với tốc độ tiêm trung bình 20 triệu liều một ngày, họ sẽ có được 40% dân số tiêm đầy đủ hai mũi trước cuối tháng 6. 


Với tốc độ tiêm 20 triệu liều một ngày, thì một tháng họ sẽ tiêm được khoảng 600 triệu liều vắc-xin. Điều này tương đương với việc 300 triệu người được tiêm đầy đủ 2 mũi. Với dân số 1,4 tỉ người, 300 triệu người này tương đương với 21% dân số. Như vậy,  chỉ nội trong tháng 7/2021, họ đã tiêm cho 300 triệu người, hay 21% dân số, với đầy đủ 2 mũi vắc-xin của mình.

Con số 40% dân số đã tiêm đầy đủ 2 mũi vào cuối tháng 6, cộng với xấp xỉ 21% dân số đã tiêm đầy đủ 2 mũi trong tháng 7, sẽ cho ra rằng khoảng 61% dân số Trung Quốc được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vào cuối tháng 7 hay đầu tháng 8, tức bây giờ.


61% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, cộng với một lượng không nhỏ người đã mắc virus cúm và tự khỏi — do đó sẽ tự nhiên có kháng thể chống virus cúm trong người — sẽ cho ra gần 70% dân số có kháng thể chống virus cúm Covid-19 trong người. 


Về nguyên tắc, một quốc gia mà 70% dân số có kháng thể chống cúm Covid-19 trong người tất quốc gia đó đã đạt được miễn dịch cộng đồng — tức một khi virus mà xuất hiện ở một khu vực thì theo thời gian tự nó sẽ tàn lụi đi, chứ không thể lan tràn gây dịch bệnh. 


Cho đến đây, lập luận ở trên chỉ thuần theo giả thuyết là vắc-xin cúm của Tàu có hiệu quả, và người tiêm sẽ giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại cúm Covid-19.


Nhưng sự thật là giờ đây Trung Quốc bắt đầu phong toả 16 tỉnh khắp cả nước, tiếp tục dùng biện pháp khoanh vùng, truy vết, để một lần nữa tiêu diệt những con virus cúm khi dịch đang bắt đầu bùng phát mạnh. 


Nhìn lại như vậy để thấy rằng việc tiêm chủng vắc-xin ở Trung Quốc chẳng có mấy tác dụng để chống lại con virus cúm này, dù họ đã cố tiêm nhanh và nhiều nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. 


Có thể rằng con virus đợt này là một biến thể mới mà vắc-xin Tàu không chống lại được. Mà cũng có thể là vắc-xin Tàu chẳng những không chống lại được biến thể mới này mà cũng không có tác dụng nốt với các biến thể khác trước đây, vốn khá yếu, và việc thành công trong dập tắt dịch của Tàu chủ yếu nhờ biện pháp cách ly phong toả, giống như cách Việt Nam làm trước đây.


Dù gì thì tình hình hiện tại của Trung Quốc cũng cho thấy nước này đã cố gắng tiêm chủng bằng vắc-xin của mình một cách rộng rãi đến mức khuyến cáo là có thể đạt được miễn dịch cộng đồng nhưng chiến dịch tiêm vắc-xin của chính mình đã không đạt được hiệu quả như mong đợi, không giúp gì được trong việc ngăn chặn dịch cúm. 


Đó là lý do mà giới cầm quyền Trung Quốc đã quyết định đặt mua hàng trăm triệu liều vắc-xin Pfizer của BioNTech của Đức và AstraZeneca của Anh/Thuỵ Điển nhằm tiêm bổ sung cho dân chúng nước mình. 


Bài học từ Tàu cho thấy rằng vắc-xin của Tàu đã tiêm cho toàn dân Tàu không có tác dụng đáng kể trong việc phòng ngừa dịch cúm Covid-19. Việc khoa trương vắc-xin của Tàu do đó chỉ có hai mục đích chính. 


Mục đích thứ nhất là thương mại hoá vắc-xin của mình nhằm thu lợi nhuận thông qua việc bán vắc-xin cho các nước khác. 


Và mục đích thứ hai đó là nó giúp làm tăng hình ảnh của giới cầm quyền Trung Quốc trong mắt người dân và quốc tế. 


Nó khiến người dân nghĩ rằng dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc, đất nước phát triển vượt trội, có khả năng xử lý các vấn đề quan trọng của thế giới không thua gì các nước Âu, Mỹ. Tinh thần dân tộc vì đó mà đi lên. Mọi người đoàn kết, xoay quanh giới cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng nhau làm cho nước Trung Quốc nhanh chóng trở nên là cường quốc đứng đầu thế giới.


Còn đối với các nước thế giới thứ ba thì nó khiến các nước này ngước nhìn Trung Quốc với sự ngưỡng mộ và nhìn mô hình độc tài chuyên chế (autocracy) của Trung Quốc như là một mô hình ưu việt, đáng để học hỏi, vì mô hình này đem lại thành công có khi hơn hẳn mô hình dân chủ của Âu Mỹ. Sự gắn kết và quan hệ ngoại giao giữa các nước này với Trung Quốc vì vậy mà ngày càng trở nên thắm thiết. Mạng lưới đồng minh của Trung Quốc nhờ vậy mà ngày càng trở nên mở rộng. Lối tiếp cận này được một số người gọi là “ngoại giao vắc-xin”, còn những người khác thì đặt tên là “Con đường Tơ lụa Sức khoẻ” (Health Silk Road) của Trung Quốc. 


Đối với Việt Nam, một quốc gia đang cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, rõ ràng cả về mặt kinh tế lẫn an ninh quốc gia, Việt Nam chẳng có lợi ích gì khi tiêm vắc-xin của Trung Quốc cả. Tiêm xong vắc-xin Tàu không giúp ngăn ngừa được dịch cúm, tốn tiền, mà có khi những thành phần hoá chất không kiểm soát hết trong vắc-xin có thể tạo ra những tác dụng đáng tiếc mà người Việt Nam có khi phải chịu đựng trong vài thế hệ.


Nguyễn Huy Vũ

6.8.2021