2.8.21

Việt Nam và Trung Quốc đang cạnh tranh chiến lược. Đừng nên tiêm vắc-xin của họ.

Thời Đông Chu Liệt Quốc bên Tàu, hai nước Ngô và Việt cạnh tranh chiến lược với nhau. Việt Vương Câu Tiễn trong lòng quyết chí chiếm lấy nước Ngô. 

Một lần, Việt Vương Câu Tiễn mượn thóc của nước Ngô để đem về gieo cấy. Đến khi trả thóc thì trước khi chuyển đến nước Ngô, Việt Vương cho người đem luộc hết thóc. Nước Ngô nhận thóc trả lại của nước Việt thấy hạt nào hạt nấy to mập, tưởng thóc tốt, nên đem gieo làm giống. Nhưng vì thóc đã luộc chín nên không nẩy mầm. Năm đó nước Ngô mất mùa, nhiều người chết đói, kinh tế suy sụp. 


Nước Ngô kinh tế suy sụp mà Ngô Vương Phù Sai lại đem quân chinh chiến khắp nơi khiến quân lực tiêu hao. Việt Vương nhân đó mà tấn công, cuối cùng thì đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, xoá sổ nước Ngô. 


Đó là chuyện xưa. 


Còn chuyện nay là chuyện hai nước Việt Nam và Trung Quốc cạnh tranh chiến lược với nhau. Trung Quốc từ nhiều đời luôn muốn chiếm lấy Việt Nam.


Lần cuối cùng Trung Quốc chính thức đem quân sang xâm lược các tỉnh phía Bắc Việt Nam là năm 1979. Chưa kể lần đánh chiếm đảo Gạc Ma, giết chết 64 chiến sỹ Việt Nam vào năm 1988; và lần đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hoà, giết chết 74 chiến sỹ. 


Lần xâm lược quy mô trước đó nữa là lần Tôn Sĩ Nghị dẫn quân Thanh sang chiếm đóng ở Hà Nội để rồi bị Nguyễn Huệ đem quân diệt sạch.


Nguyễn Huệ sau đó chết. Nguyễn Ánh đánh dẹp quân Tây Sơn lập lại nhà Nguyễn. Việt Nam vào cuối thời nhà Nguyễn được quân Pháp bảo hộ còn nhà Thanh ngày càng suy yếu nên nước Việt một thời gian dài tránh được hoạ chiến tranh xâm lược với chính quyền phía Bắc. 


Chiến tranh và xung đột với Trung Quốc ngay lập tức xảy ra khi Việt Nam đứng một mình. Và khi mà Trung Quốc ngày càng mạnh thì nguy cơ chiến tranh với Việt Nam luôn thường trực.


Ngày nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền theo đường lưỡi bò bao trọn lấy biển Đông, cả các đảo và thềm lục địa của Việt Nam, thì Việt Nam chỉ phản ứng chiếu lệ, vì muốn tránh chiến tranh. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc luôn sẵn sàng có chiến tranh với Việt Nam và không nhượng bộ. Còn Việt Nam ở thế yếu hơn, không dám chiến tranh với Trung Quốc nên chỉ còn nước la hét để loan báo và nhịn nhục. 


Đối mặt với một đối thủ cạnh tranh chiến lược, lúc nào cũng muốn thôn tính, thì lãnh đạo trước hết phải luôn cẩn trọng. 


Giờ đây, nhân lúc dịch giã, Việt Nam quyết định nhận 5 triệu liều vắc-xin của Trung Quốc để tiêm cho người dân Việt Nam chẳng khác nào Ngô Vương Phù Sai mà nhận lại thóc của Việt Vương Câu Tiễn năm xưa. 


Liệu rằng trong 5 triệu liều vắc-xin đó là vắc-xin hay còn thêm một hoá chất nào khác mà khi tiêm vào có thể khiến người Việt sau này sống không được mà chết cũng không xong, giống như cái dự án đường sắt Cát Linh bây giờ bỏ không được mà chạy cũng không được?


Giả sử rằng nếu có một tác dụng như vậy thì Trung Quốc cũng sẽ không bị ràng buộc gì cả vì đơn giản là người tiêm sẽ cam kết chịu trách nhiệm về tác dụng phụ của vắc-xin. 


Còn về mặt tác dụng phòng bệnh thì rõ ràng những thông tin mù mờ về kết quả nghiên cứu được công bố của vắc-xin Trung Quốc trên các tập san y khoa khác nhau của thế giới đều chỉ ra rằng các vắc-xin của Trung Quốc vốn dùng công nghệ cũ, có độ hiệu quả khá thấp.


Cho nên, đứng cả về phương diện an ninh quốc gia, về cạnh tranh chiến lược, và về hiệu quả y tế, rõ ràng là không có lợi khi thúc đẩy việc tiêm chủng dùng vắc-xin của Trung Quốc.


Nên nhớ rằng đường sắt của Trung Quốc đã đạt tới thành tựu chạy với tốc độ siêu nhanh trên công nghệ từ trường, và hệ thống xe lửa của Trung Quốc không thua kém các nước phát triển khác, nhưng khi đem công nghệ đường sắt sang xây dựng cho nước ngoài thì chất lượng khác hẳn. Đó là vì đằng sau nó còn có yếu tố an ninh, chính trị can thiệp vào.  


Nhiều người dẫn chứng rằng các nước Nam Âu, Nam Mỹ, rồi châu Phi họ cho tiêm chủng dùng vắc-xin Trung Quốc. Có nhiều lý do. Lý do thứ nhất đó là các nước này ở quá xa Trung Quốc; họ không phải cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc; họ không luôn nơm nớp lo sợ bị Trung Quốc xâm chiếm và sáp nhập; ngược lại, họ được Trung Quốc tranh thủ cảm tình để dựng xây nên một hệ đồng minh nhằm đối chọi lại với liên minh do Mỹ đứng đầu. Lý do thứ hai còn là Trung Quốc tranh thủ quan hệ với các nước này để thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang các vùng này, nhằm bao phủ các vùng này với hàng hoá Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc xuất khẩu các vắc-xin của mình sang các vùng này như là một dạng hàng hoá đặc biệt và cố gắng xuất khẩu cái tốt nhất để chiếm lĩnh lấy thị trường và chiếm lấy cảm tình nhằm xây dựng đồng minh. Còn việc vắc-xin của Trung Quốc xuất sang các xứ này có hiệu quả hay không thì là do ở yếu tố khoa học công nghệ của vắc-xin chứ không nằm ở yếu tố an ninh hay mong muốn của giới cầm quyền ở Bắc Kinh. 


Và cuối cùng, không phải cái gì xứ khác làm thì chúng ta cũng phải làm. Trong thế giới đầy cạnh tranh như hiện nay, một quốc gia có trở nên thành công và vượt trội hay không là nhờ ở sự lèo lái khôn ngoan của giới lãnh đạo với các chính sách ưu việt, phù hợp với điều kiện của mình. Và ở đây, trong trường hợp đang cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, mối quan tâm về an ninh quốc gia của Việt Nam nên đặt lên hàng đầu. 


Nguyễn Huy Vũ

2.8.2021