14.9.21

Phạm Minh Chính đem bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang ra làm dê tế thần



Thông thường, các trao đổi liên quan đến chính sách quản lý quốc gia là chuyện nội bộ của giới lãnh đạo Việt Nam. Các cuộc họp hay gọi điện được liệt vào dạng bí mật, chỉ những người trong cuộc biết, và không được phép tiết lộ ra bên ngoài. 


Những thông tin một khi được công khai cho báo giới biết chủ yếu nhằm mục đích thông tin hay tuyên truyền.


Tương tự như vậy là nội dung của cuộc truy vấn của thủ tướng Phạm Minh Chính đối với bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang vào ngày 13/9, hiện đang lan tràn trên mạng mấy ngày nay.


Một cuộc họp như vậy về chính sách giải quyết dịch bệnh đáng lẽ ra là một cuộc họp nội bộ với nội dung không được cung cấp ra bên ngoài. Trong cuộc họp này, chính ông thủ tướng Phạm Minh Chính cũng công khai nêu ra là chuyện ông đã gọi điện nhiều lần cho ông Bình về chuyện đôn đốc thực hiện các biện pháp chống dịch. Và lẽ dĩ nhiên là nội dung của các cuộc trao đổi về chính sách này không hề được công khai cho báo giới biết.


Vậy tại sao ông thủ tướng Phạm Minh Chính lại chủ động cho báo giới ghi âm, ghi hình, và đăng tải công khai trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về việc truy vấn ông bí thư tỉnh uỷ khi mà Kiên Giang bắt đầu chuyển thành một điểm nóng dịch bệnh mới?


Câu trả lời chỉ có thể là ông thủ tướng Phạm Minh Chính đã mất hết uy tín trong cuộc chiến chống dịch, bị áp lực trong nội bộ đảng cầm quyền, và ông đã phải cho tổ chức cuộc truy vấn trực tuyến này cốt để đổ lỗi cho giới chức cấp dưới rằng việc chống dịch thất bại là do ở cấp dưới không thi hành các chính sách của ông nêu ra, chứ không phải là do các chính sách kém cỏi của mình.

10.9.21

Minh bạch, từ thiện, và đất nước



Năm năm trước, tôi là một trong những người đầu tiên kêu gọi các hoạt động quyên góp tiền của bá tánh cho các hoạt động thiện nguyện cần phải minh bạch. Tại sao? Tại vì tiền đó không phải là tiền của người đứng ra tổ chức quyên góp, mà đó là tiền của rất nhiều người khác nhau để giúp cho rất nhiều người nghèo túng khác. Đó là tiền của cộng đồng. Và việc thiện nguyện là một hoạt động cộng đồng, nó không còn là chuyện riêng tư nữa. Trong chuyện riêng tư bạn có thể móc túi ra và tặng người khác bao nhiêu, hứa gì, nói gì, không ai ý kiến bạn cả. Nhưng chuyện của cộng đồng thì cho dù cộng đồng chưa có luật chính thức vẫn còn đó những luật bất thành văn thuộc về văn hoá cư xử của cộng đồng, đó là không được mượn danh thiện nguyện để ăn bớt, ăn xén. Mà để tránh được chuyện này, để khỏi bị nghi ngờ làm chuyện này, thì cách tốt nhất là công khai, minh bạch rõ ràng chuyện thu chi. Muốn chứng minh thu bao nhiêu thì sao kê ngân hàng. Còn muốn chứng minh chi thì có hoá đơn. Còn cái nào không chứng minh được thì có lời giải thích. Chỉ có khi chúng ta làm quen với văn hoá minh bạch trong xã hội thì sau đó xã hội mới tiến tới đòi minh bạch các khoản đóng góp, thu chi của chính phủ. Văn hoá trong sạch sau đó sẽ trở thành một văn hoá chung của Việt Nam, trong và ngoài chính quyền. Một văn hoá như vậy không những giúp Việt Nam mau chóng phát triển mà còn khiến thế giới phải ngưỡng mộ. Vì vậy mà phải xiển dương văn hoá đòi minh bạch.


Dưới đây là 3 bài viết của tôi 5 năm trước. Gộp lại đây cho dễ đọc. 

7.9.21

Đảo chính sẽ đến?

    Tổng thống Nga Boris Yeltsin trên xe tăng trước Quốc hội trong cuộc đảo chính.


Tháng 8 năm 1991, Liên Xô đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc. Hàng hoá thiếu thốn. Những hàng người xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng thực phẩm mà bên trong chẳng có nhiều thứ để mua. Những cải cách chính trị theo hướng dân chủ hoá bên cạnh các cải cách kinh tế đã đưa tình cảnh xã hội ở các nước trong liên bang Xô-viết thay đổi sâu sắc. Chủ nghĩa quốc gia ở các nước khác nhau trong Liên bang Xô-viết xuất hiện và tinh thần ly khai dần trỗi dậy. Để duy trì các nước này trong một liên bang, tổng thống Mikhail Gorbachev đề xuất một hiệp ước mới trong đó cho phép các nước có nhiều quyền lực hơn. Ngược lại, những người thủ cựu trong đảng Cộng sản Xô-viết mong  trở về những tháng ngày cũ của Liên bang Xô Viết với nước Nga dẫn đầu, mọi quyền hành tập trung ở Moscow, và họ lo lắng rằng một hiệp ước mới của Liên Bang Xô-viết trong đó cho phép các nước nhỏ có nhiều quyền hơn cuối cùng có thể dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô-viết.

1.9.21

Đại dịch và nhu cầu cải cách thể chế của Việt Nam

Bản đồ các vùng của Việt Nam.

Việt Nam đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có và cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy khi nào cuộc khủng hoảng này sẽ kết thúc. 


Ở các tỉnh phía Nam xung quanh Sài Gòn, con số lây nhiễm diễn ra ngày càng tăng, hệ thống y tế đã quá tải từ lâu, và con số tử vong hiện đang ở mức kỷ lục là 4%, so với con số trung bình chưa tới 1% ở các nước khác. 


Ở phía Bắc, các ổ dịch lớn bắt đầu được phát hiện rải rác ở các khu vực của Hà Nội.


Những kinh nghiệm chỉ ra rằng, rất khó mà ngăn chặn sự lây lan của con virus Covid-19 với biến thể Delta trong môi trường Việt Nam. Và như vậy, dự kiến là trong những tuần tới, dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan mạnh ra tất cả các tỉnh thành, và đó là lúc hệ thống y tế và hành chính có thể đối mặt với sự sụp đổ.


Chính quyền trung ương lúc đó sẽ đối mặt với một sự bế tắc vì khó mà có thể giúp gì được cùng lúc cho tất cả các tỉnh thành.