30.6.18

Luật An ninh mạng: Mở đường cho một cuộc trấn áp mới


Ngày 28/6 vừa rồi, chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng. Và như vậy, trừ khi có những tác động ghê gớm, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu năm 2019.

Cho tới nay, nhiều người vẫn chưa hiểu hết một cách trọn vẹn những nguy cơ và tác hại của Luật An ninh mạng này, và vì vậy mà sự lên tiếng vẫn chưa đủ mạnh. Nếu tìm hiểu kỹ, cả về phương diện luật học và về phương diện công nghệ, bạn sẽ thấy Luật An ninh mạng là một công cụ góp phần củng cố và thắt chặt chế độ công an trị của Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của xã hội từ tầm mức cá nhân đến an ninh quốc phòng.

25.6.18

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau. Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

Mỗi bài báo cung cấp một góc nhìn khác nhau đối với một sự kiện, mà đôi khi để hiểu hết sự kiện đó chúng ta cần đọc nhiều bài báo khác nhau, đặt trong các bối cảnh, để từ đó mới có một góc nhìn đầy đủ. Và nếu chỉ có đọc một bài báo thì nếu suy xét chúng ta sẽ vấn vương với nhiều dấu hỏi. Vì vậy mà đọc một bài báo còn giúp người đọc đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu hơn về sự việc.

Riêng với bài báo của Xinhua (Tân Hoa Xã) về đặc khu Vân Đồn chúng ta trước hết đọc nội dung bài báo rồi sau đó sẽ là lời bình. Nội dung của bài báo Xinhua để trong phần Phụ lục dưới cùng (1).


Tại sao chúng ta lại để tâm tới Xinhua? Đơn giản là vì Xinhua là cơ quan truyền thông lớn nhất và ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Nó là một tờ báo và một cơ quan của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch của Cơ quan Thông tấn Xinhua là một Uỷ viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Xinhua là một cơ quan cấp bộ trực thuộc chính quyền trung ương của Trung Quốc. Xinhua có trang web chính là www.news.cn/english, và có ba cơ quan trực thuộc là Reference News (là tờ báo phổ biến chủ yếu trong nội địa), CNC World (là tờ báo tiếng Anh), và xinhuanet.com (là tờ báo đăng nội dung về đặc khu). Nói như vậy để thấy tin đăng trên xinhuanet là một tin được duyệt xét kỹ, tuân theo kỉ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc, có uy tín, và chắc chắn là có một thông điệp nghiêm túc chứ không phải đơn thuần là thích thì đăng.




17.6.18

Làm gì để chuyển đổi một chế độ độc tài?


Khi hỏi câu này, nhiều người sẽ nhanh chóng trả lời rằng hãy kêu gọi nhân dân xuống đường và một cuộc bất tuân dân sự kéo dài có thể nhanh chóng làm sụp đổ chế độ. Thật vậy, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản và độc tài từ châu Âu cho tới châu Phi đều có chung một đáp án, đó là khi mà sự xuống đường của nhân dân đủ lớn kêu gọi một sự thay đổi chế độ thì sau đó, cùng với sự nhập cuộc của quân đội, sự thay đổi đó sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng.

Bao nhiêu người xuống đường là đủ để thay đổi một chế độ? Những quan sát chính trị chỉ ra rằng chỉ cần 3,5% dân số xuống đường là đủ. Với một thành phố khoảng 10 triệu dân, 3,5% dân số tức khoảng 350 ngàn người. Nhưng thật ra con số người xuống đường để làm thay đổi một chế độ có thể thấp hơn nhiều. Đơn giản là khi mà số người xuống đường lớn hơn một ngưỡng nào đó thì nó đủ mạnh để tạo ra một hiệu ứng ngưỡng, làm vỡ tràn sự sợ hãi của nhân dân, thúc đẩy mọi người cùng xuống đường đòi thay đổi. Vì vậy mà ở các cuộc xuống đường ở Ai Cập làm sụp đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak, người ta đếm được lượng người xuống đường ít hơn nhiều so với con số 3,5%.

Tuy vậy, vấn đề lớn hơn đối với các nhà hoạt động chính trị đó là làm sao để vận động người dân xuống đường đạt đến những con số này, và đâu là những chiến thuật nhằm dẫn dắt nhân dân?

Muốn làm được như vậy, trước hết bạn phải hiểu những sức mạnh của đối phương, tức chế độ độc tài.

14.6.18

Hãy đòi quyền được đại diện hợp pháp với một quốc hội dân chủ


Nhờ có truyền thông và mạng xã hội mà người dân ngày càng thấy được rõ hơn những gương mặt và trình độ của những người được gắn cho cái mác là “đại biểu quốc hội của dân”.

Gọi là cái mác “đại biểu quốc hội của dân” là bởi vì nhân dân không có thực sự bầu cho họ làm đại biểu. Bầu cử quốc hội chỉ là một màn diễn kịch mà người đá bóng và người thổi còi đều là tay chân của đảng Cộng sản. Người của đảng Cộng sản tổ chức các buổi hiệp thương, đề cử ra các ứng viên, tổ chức bầu cử, giám sát bầu cử, kiểm phiếu và công bố. Trong suốt quá trình bầu cử không có một tổ chức độc lập nào giám sát. Người dân được huy động đi bầu đại những ông bà mà họ chẳng hề biết ai và cũng chẳng biết phiếu bầu của mình có được tính hay không. Hậu quả là trong 496 đại biểu quốc hội thì tới 96% là đảng viên cộng sản và chỉ 21 người không thuộc đảng Cộng sản, mà nếu là người có lòng tự trọng cao độ thì hẳn 21 người này nên từ chức chiếc ghế đại biểu quốc hội của mình. Quốc hội do đó thực chất là một tổ chức của đảng Cộng sản, nhưng gắn cái mác “cơ quan đại diện cho nhân dân” để hợp thức hoá các chủ trương và chính sách của đảng Cộng sản.

Điểm chung của dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng: mở đường để sáp nhập vào Trung Cộng


Cho đến nay, những người quan tâm đa số chỉ thấy được rõ ràng, giấy trắng mực đen dựa vào các điều luật (*), rằng dự luật an ninh mạng nhằm bóp nghẹt tự do.

Sự thật là dự luật an ninh mạng có một ảnh hưởng sâu xa hơn gấp nhiều lần: Đó là nó, cùng với dự luật đặc khu kinh tế, mở đường cho một sự sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc.

Chúng ta xứng đáng có một quốc hội dân chủ, của dân, do dân, và vì dân

                                     

HÃY CÙNG YÊU CẦU MỘT CUỘC BẦU CỬ TỰ DO

CHÚNG TA XỨNG ĐÁNG CÓ MỘT QUỐC HỘI DÂN CHỦ, CỦA DÂN, DO DÂN, VÀ VÌ DÂN

Thưa quý bạn,

Hơn một ngàn năm trước, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Trước đó và sau đó, biết bao gương hi sinh và máu đổ để chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Đất nơi chúng ta sống, nước chúng ta uống, và không khí chúng ta thở trên mảnh đất hình chữ S này nhuộm biết bao máu xương của tiền nhân trong công cuộc dựng nước, mở cõi, và chống ngoại xâm.

Đó là những tấm gương của Hai Bà Trưng chống quân nhà Hán. Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục chống quân nhà Lương. Mai Hắc Đế chống quân nhà Đường. Lê Đại Hành chống quân nhà Đại Tống. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhà Trần chống quân Nguyên Mông. Nhà Hồ của nước Đại Ngu chống quân Minh. Lê Lợi đánh quân nhà Minh giành độc lập dân tộc. Quang Trung đại phá quân Thanh. Các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi phía Nam, cùng vô số các binh lính và nhân sỹ đã đóng góp mồ hôi và xương máu.

Họ là tổ tiên của chúng ta, của bạn và của tôi, và họ là những anh hùng. Họ dựng xây nên đất nước này và muốn chúng ta lưu giữ đến ngàn sau. Họ yêu quý đất nước mình và muốn chúng ta cùng biến nó thành một nơi của tự do và phồn thịnh.

Hôm nay, chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng và nguy cơ mất nước.

Hãy cùng đòi bầu cử tự do, đừng để họ mặc cả trên quê hương


Dưới áp lực của dư luận, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố sẽ giảm thời gian cho thuê đất mà theo đề xuất hiện nay là 99 năm.

Hành động này cho thấy vài vấn đề:

Luật đặc khu: Đảng chỉ tay, chính phủ ra tay, quốc hội giơ tay, dân trắng tay


Không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu: “Đảng chỉ tay, chính phủ ra tay, quốc hội giơ tay, dân trắng tay”. Tiến trình làm dự luật đặc khu là một ví dụ.

Luật đặc khu: Mở đường cho di dân Trung Quốc


Trước hết, hãy đọc những điều luật liên quan đến di dân.

Điều 52 về nhập cảnh, đi lại và cư trú phát biểu rằng người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày. Điều 55 về cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn phát biểu rằng công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.

Hai điều này có nghĩa rằng người Trung Quốc được tự do đến Vân Đồn mà không cần thị thực trong một khoảng thời gian xác định là 60 ngày. Và khi hết hạn thì họ chỉ cần lái xe từ Vân Đồn qua biên giới Trung Quốc và chạy ngược lại Vân Đồn, tiếp tục ở một khoảng thời gian nữa. Bằng cách này, họ có thể lưu trú mãi mãi ở Vân Đồn. Cách làm này không khác bao xa cách người Việt ở Malaysia hay Singapore có thể cư trú một cách hợp pháp lâu dài ở đây, mặc dù về nguyên tắc thì họ chỉ được phép ở 14 ngày. Bởi vì hết hạn quyền lưu trú cho mục đích du lịch, họ chỉ cần đi xe buýt qua biên giới nước láng giềng là Singapore hay Malaysia, đóng dấu vào hộ chiếu là có thể quay ngược lại và lưu trú tiếp. Vì vậy, với dự luật này, Vân Đồn sẽ tràn ngập người Trung Quốc trong một ngày không xa.

Điều 57 về cơ chế chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Phú Quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy, với 110 tỉ đồng, hay tương đương 5 triệu đô-la Mỹ đầu tư vào Phú Quốc, nhà đầu tư sẽ có quyền định cư, mua nhà đất ở Phú Quốc, và khi chết đi con cái sẽ thừa hưởng, trở thành một công dân của Phú Quốc. Đây thực chất là một chính sách bán thẻ định cư.

Tuy vậy, dù không nói thẳng ra là bán quốc tịch cho ai, người có suy luận đều biết rằng khách hàng chính sẽ là người Trung Quốc. Vì khó mà thuyết phục người Âu Mỹ di cư qua Phú Quốc làm gì.

Malaysia là một ví dụ như vậy. Người Trung Quốc đánh cược rằng thành phố Johor Bahru, thuộc bang Johor của Malaysia nằm cách Singapore một cây cầu là một Thâm Quyến tương lai. Vì vậy mà họ đầu tư vào dự án Iskandar, xây nhà và bán trực tiếp cho người Trung Quốc từ đại lục. Người Trung Quốc mua nhà một phần vì đó là cách giúp họ đầu tư ra nước ngoài, phần còn lại là họ ngay lập tức được nhận thẻ định cư. Dự án Forest City của tập đoàn Trung Quốc Country Garden Holding là dự án lớn nhất trong 60 dự án tại đây được xây cho 700 ngàn người ở. Dự án gồm có cao ốc văn phòng, công viên, khách sạn, khu mua sắm, trường quốc tế nằm trong một khung cảnh cây xanh. Tổng cộng 60 dự án sẽ xây khoảng hơn nửa triệu căn nhà.

Tưởng tượng một ngày nào đó các chủ đầu tư Trung Quốc cũng xây chừng vài trăm ngàn căn nhà như vậy, bán cho những người Trung Quốc sang định cư. Chẳng mấy chốc, Phú Quốc sẽ trở thành vùng đất của người Trung Quốc.

Và khi có xung đột chiến tranh diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc khi mà Trung Quốc ngày càng chiếm dần các đảo và biển của Việt Nam. Người Trung Quốc ở Phú Quốc và Vân Đồn bằng cách nào đó được nhanh chóng trang bị vũ khí thì Việt Nam chỉ trong phút chốc mất ngay Phú Quốc và Vân Đồn. Ngay sau đó, với một đa số cư dân hợp pháp người Trung Quốc ở Phú Quốc, một cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng diễn ra giành độc lập Phú Quốc và sau đó sát nhập vào Trung Quốc là một kịch bản có thể thấy được. Nó tương tự như cách Nga đứng sau dân quân Nga chiếm Crimea và hỗ trợ một cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập vào Nga.

Nguyễn Huy Vũ
6.6.2018


Tham khảo: Dự thảo luật đặc khu hành chính lần thứ 5. Truy cập ngày 6/6/2018. Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx

Luật đặc khu: Miễn phí thuê đất (tức cho không khu đất) tới 99 năm


Luật làm ra là để bất kỳ một người dân nào có nhận thức trung bình cũng đều có thể đọc hiểu và được. Chúng ta hãy cùng đọc để hiểu luật. Ở đây chúng ta cùng đọc điều 32 về “Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu” và điều 45 về “Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước”. Điều 32 có 7 khoản, điều 45 có 8 khoản. Ở đây chúng ta đọc Khoản 1 của cả hai điều, nguyên văn như sau:

Trao đổi về bài "Luật Đặc Khu" của Lê Nguyễn Duy Hậu


Bạn Lê Nguyễn Duy Hậu có bài luật đặc khu (1). Bài viết này của mình xin trả lời những điểm quan trọng trong bài của Hậu. Trao đổi này của mình với hi vọng rằng những người quan tâm tới đất nước cùng chia sẻ và phản biện trong hi vọng tìm ra những hướng đi và điều tốt nhất cho đất nước. Mình xin lược bỏ phần giới thiệu ở đầu để tập trung vào phần luận điểm chính:

Những nguồn học liệu mở giúp thay đổi xã hội trong hoà bình


Bạn muốn thay đổi xã hội trong hoà bình. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn không biết những công cụ nào nên dùng. Bạn muốn tìm hiểu làm thế nào người dân ở các nước độc tài đã có thể vận động để thay đổi xã hội hướng về một đất nước tự do, dân chủ, và phồn thịnh hơn. Bạn muốn học cả lý thuyết lẫn các cách thức nhằm vận động xã hội để hướng về những thay đổi tốt đẹp hơn.

Với những mong muốn trên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy và học hỏi trong các nguồn học liệu mở dưới đây, hoàn toàn miễn phí. Đa số học liệu là tiếng Anh, tuy vậy, cũng có những nguồn học liệu có bản dịch tiếng Việt.

Giống như một chiến binh trước khi ra trận phải rèn luyện võ nghệ, những người mong muốn hành động để tạo nên một xã hội tiến bộ hơn cũng cần đọc, học, và dùng các phương cách vận động xã hội.

Dưới đây là một danh sách các nguồn học liệu mở cung cấp cho bạn các thông tin về tụ họp hoà bình và phản kháng dân sự (civil resistance) — những quyền đã được công nhận là quyền con người cơ bản trong luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

3.6.18

Hãy cùng đòi bầu cử một quốc hội khác: Một quốc hội dân chủ


Ở các nước dân chủ, các đại biểu quốc hội, hay còn gọi là các dân biểu, được người dân bầu chọn lên một cách công bằng và tự do nhằm đại diện cho quyền lợi của nhân dân và đất nước. Quốc hội dân chủ với các dân biểu do đó là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Họ chịu trách nhiệm bầu chọn nên thủ tướng trong các chế độ nghị viện, giám sát chính phủ và làm ra các điều luật.

Nhờ có tự do chính trị và bầu cử tự do mà người dân chọn được các dân biểu ưu tú, phụng sự vì lợi ích nhân dân và đất nước.

Còn ở ta? Nếu không tra trên mạng, không ai biết đại biểu quốc hội của mình là ai. Và cũng chẳng mấy ai bầu cho đại biểu quốc hội của mình. Tất cả chỉ là một màn kịch đảng cử dân bầu. Đảng chọn người của họ ra rồi ép buộc, vận động người dân bỏ phiếu đại cho có hình thức. Và vì vậy mà không có một cơ quan độc lập nào được quyền giám sát việc kiểm phiếu như ở các xứ tự do.

Ai được ứng cử, ai được bầu đã có sự định hướng, vận động từ trên trong nội bộ đảng Cộng sản. Kết quả là quốc hội Việt Nam hiện nay có 496 đại biểu quốc hội thì có đến 475 người là đảng viên đảng Cộng sản, tức đảng viên cộng sản chiếm 96% quốc hội. Những đại biểu quốc hội độc lập ngoài Đảng đa phần đều là “chân gỗ”, tức người ăn theo nói leo với Đảng để kiếm tiếng, dựa hơi.

Chính vì có một quốc hội như thế cho nên đại biểu quốc hội vừa kém về trình độ so với mặt bằng trí thức chung, vừa không là đại diện cho nhân dân, mà nó đích thực là một cơ quan của đảng Cộng sản, chịu trách nhiệm hợp pháp hoá các văn kiện của đảng Cộng sản, không hơn không kém.

2.6.18

Những đề xuất chính sách mới cho đặc khu


Để phát triển ba đặc khu trở thành một thành công về kinh tế, thực ra chỉ cần 10 điều kiện dưới đây.

Một, bảo đảm quyền sở hữu đất đai và tài sản. Hãy cho phép người dân được quyền sở hữu đất đai, bắt đầu ở 3 đặc khu. Chỉ khi sự sở hữu được bảo đảm thì các cá nhân mới mạnh dạn đầu tư và phát triển các đặc khu.

1.6.18

Thông điệp bán nước trong dự luật đặc khu


Bài này trình bày và đưa ra các đánh giá về các điều luật của dự luật đặc khu (1). Nó cho thấy rằng dự luật này vừa tồi về hình thức lẫn nội dung, lại mở ra những cửa ngỏ có tính nguy hại về an ninh lẫn quốc phòng cho Việt Nam mà nếu nói không quá thì đó là một hình thức bán nước.

Để đánh giá một bộ luật ta dựa trên hai khía cạnh, đó là hình thức và nội dung.