Trọn bộ tiểu luận, gồm ba phần, đã được đăng chính thức trên Tạp chí Thời Đại Mới. Bạn đọc có thể tải trọn tác phẩm ở link Google Drive ở đây: https://goo.gl/XQ5h23 , hoặc link trên Mega ở đây: https://goo.gl/QfXkh4 , hoặc bạn có thể tải từ Tạp chí Thời Đại Mới ở đây: https://goo.gl/5bn3pk.
Dưới đây là phần giới thiệu:
"Đâu là một mô hình chính trị tốt, và giả sử như một ngày nào đó khi Việt Nam chuyển đổi, trở thành một nước dân chủ, thì mô hình chính trị nào là một lựa chọn cho Việt Nam? Đây là một câu hỏi quan trọng mang tính sống còn cho cả một dân tộc. Nó xuất phát từ những kinh nghiệm của thế giới rằng sự tồn tại và phát triển của các hệ thống dân chủ chịu ảnh hưởng một cách lớn lao bởi hệ thống chính trị. Ở một số nước hệ thống chính trị giúp duy trì sự cân bằng giữa các thế lực chính trị và bảo đảm sự phát triển của dân chủ và sự thịnh vượng của quốc gia. Trong khi ở những nước khác, sự chọn lựa sai lầm các hệ thống chính trị khiến cho quyền lực chính trị tập trung vào một nhóm nhỏ nào đó, và sự thiếu cân bằng giữa các đối trọng chính trị dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống dân chủ, kéo theo sự tàn lụi của quốc gia.
Việc so sánh các ưu và khuyết điểm của các hệ thống chính trị đã trở thành một ngành khoa học với nhiều nghiên cứu và thảo luận. Vì vậy mà việc chọn lựa một mô hình chính trị không nên là một hành động cảm tính, mà đó phải là một công việc khoa học dựa trên cả lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm theo thời gian.
Tiểu luận dưới đây sẽ có ba phần. Phần đầu trình bày 5 thành tố cần thiết mà một mô hình chính trị tốt cần có, đó là: ngăn ngừa sự hình thành một chế độ độc tài mới; ngăn ngừa đảo chính; bảo đảm một chính quyền ổn định và làm được việc; ngăn ngừa sự thực thi các chính sách tồi dở; và cuối cùng là kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công. Phần thứ hai sẽ lý giải tại sao chúng ta không nên chọn chế độ tổng thống. Và phần cuối cùng trình bày một cách chi tiết cấu trúc và cơ chế hoạt động của các bộ phận trong mô hình nghị viện - liên bang của Đức, một mô hình có những đặc điểm thỏa mãn cả 5 thành tố đã được đề cập ở trên. Mô hình nghị viện - liên bang của Đức do đó là một mô hình mà Việt Nam nên tham khảo để kiến lập hệ thống chính trị dân chủ cho mình."
Dưới đây là phần giới thiệu:
"Đâu là một mô hình chính trị tốt, và giả sử như một ngày nào đó khi Việt Nam chuyển đổi, trở thành một nước dân chủ, thì mô hình chính trị nào là một lựa chọn cho Việt Nam? Đây là một câu hỏi quan trọng mang tính sống còn cho cả một dân tộc. Nó xuất phát từ những kinh nghiệm của thế giới rằng sự tồn tại và phát triển của các hệ thống dân chủ chịu ảnh hưởng một cách lớn lao bởi hệ thống chính trị. Ở một số nước hệ thống chính trị giúp duy trì sự cân bằng giữa các thế lực chính trị và bảo đảm sự phát triển của dân chủ và sự thịnh vượng của quốc gia. Trong khi ở những nước khác, sự chọn lựa sai lầm các hệ thống chính trị khiến cho quyền lực chính trị tập trung vào một nhóm nhỏ nào đó, và sự thiếu cân bằng giữa các đối trọng chính trị dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống dân chủ, kéo theo sự tàn lụi của quốc gia.
Việc so sánh các ưu và khuyết điểm của các hệ thống chính trị đã trở thành một ngành khoa học với nhiều nghiên cứu và thảo luận. Vì vậy mà việc chọn lựa một mô hình chính trị không nên là một hành động cảm tính, mà đó phải là một công việc khoa học dựa trên cả lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm theo thời gian.
Tiểu luận dưới đây sẽ có ba phần. Phần đầu trình bày 5 thành tố cần thiết mà một mô hình chính trị tốt cần có, đó là: ngăn ngừa sự hình thành một chế độ độc tài mới; ngăn ngừa đảo chính; bảo đảm một chính quyền ổn định và làm được việc; ngăn ngừa sự thực thi các chính sách tồi dở; và cuối cùng là kéo dài sự cầm quyền của một chính phủ thành công. Phần thứ hai sẽ lý giải tại sao chúng ta không nên chọn chế độ tổng thống. Và phần cuối cùng trình bày một cách chi tiết cấu trúc và cơ chế hoạt động của các bộ phận trong mô hình nghị viện - liên bang của Đức, một mô hình có những đặc điểm thỏa mãn cả 5 thành tố đã được đề cập ở trên. Mô hình nghị viện - liên bang của Đức do đó là một mô hình mà Việt Nam nên tham khảo để kiến lập hệ thống chính trị dân chủ cho mình."