Trên trang Facebook của mình, nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) viết bài “REPSOL có thể phải ngưng hai mũi khoan ở bãi Tư Chính 136/3” với nguyên văn như sau:
“Lô 136/03 mà các bạn nhìn thấy trên bản đồ này là nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam: Bãi Tư Chính. Nhưng, nó cũng là nơi, đường lưỡi bò của Trung Quốc liếm qua và Bắc Kinh gọi đó là Vạn An Bắc 21. Cả VN và TQ đều coi đây là vùng "chủ quyền không thể tranh cãi" của mình. Việc Hà Nội cho Repsol khoan thăm dò ở lô 136/03 không chỉ như một dự án khai thác dầu - khí đơn thuần mà còn như để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này.
Nhưng, ngày mai, thứ Hai, 24-7-2017, có thể Repsol sẽ phải ngưng mọi hoạt động ở đây vì các sức ép đến từ Trung Quốc.
Hai mũi khoan được bắt đầu vào ngày 18-6-2017, đúng ngày Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Tường Long tới Hà Nội. Tướng Phạm Tường Long khi đó đã bỏ về, BK triệu hồi đại sứ, đòi đàm phán ở cấp cao và đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính nhưng Hà Nội vẫn để Repsol duy trì các hoạt động khoan thăm dò.
Nhưng lần này thì có vẻ như Hà Nội đang đơn độc.”
Câu hỏi là tại sao lần này Hà Nội đơn độc?
Có hai nguyên nhân liên quan đến đối nội và đối ngoại. Về đối nội, trong suốt một thời gian dài, Hà Nội đã nuôi dưỡng một nhóm định hướng viên hoạt động rất tích cực. Để ý một điều là nhóm này hoạt động rất tích cực trong các hoạt động chống đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng khá lặng lẽ trong các hoạt động đòi dân chủ hay bầu cử tự do cho Việt Nam. Hà Nội cũng ngầm cho phép sự hình thành một số hội nhóm với danh nghĩa là độc lập khỏi chính quyền hoạt động nhưng với nguyên tắc là không được chống chính quyền, chống Trung Quốc hay các vấn đề khác thì được. Những định hướng viên sẽ được cài vào các hội nhóm này. Mục đích là gì thì các bạn cũng đoán được. Đó là trong trường hợp Trung Quốc có những xâm phạm hay đe dọa lãnh hải thì những định hướng viên trong các hội nhóm “độc lập” này sẽ được lệnh vận động người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Lúc này, các lực lượng công quyền được lệnh ngó lơ. Những buổi biểu tình như vậy vừa tránh được tai tiếng cho Hà Nội, vừa là một phương tiện để Hà Nội gây áp lực lên Bắc Kinh, giống như cách mà Bắc Kinh dùng các nhóm dư luận viên xuống đường đập phá, biểu tình chống Nhật. Chính vì lý do đó mà các bạn để ý sẽ thấy một số cuộc biểu tình xuống đường chống Trung Quốc thì được tổ chức rất rầm rộ và chẳng có mấy đàn áp, còn những cuộc xuống đường vì các vấn đề khác như Formosa thì họa hoằn lắm có một hai cuộc xuống đường với số lượng ít hơn nhiều và bị đánh đập rất dã man.
Một tai hại của cách làm này đó là khi người dân thấy sự xuất hiện của các nhóm độc lập ngày càng nhiều thì họ trở nên can đảm hơn, nhiều người bước qua nỗi sợ và cất tiếng nói lớn hơn. Có một quy luật, gọi nôm na là “quy luật vượt đèn đỏ”. Khi thấy đèn đỏ, nếu trong 100 người dừng lại, chỉ vài người đi thì người vượt là vi phạm. Nhưng khi mà thấy đèn đỏ, mọi người đều vượt qua thì đèn đỏ được mặc nhiên cho là đã bị hư. Trong xã hội cũng vậy, khi mà một vài người lên tiếng chống lại chính quyền thì họ sẽ bị gọi là phản động, nhưng khi mà cả một xã hội đều lên tiếng chống lại chính quyền thì chính quyền bản thân nó sẽ trở nên là phản động. Chính quyền Hà Nội biết điều này, rằng khi mà các hội nhóm ngày càng phát triển, người dân hiểu biết nhiều hơn, mọi thứ dần trở nên minh bạch hơn, mọi người không ngại việc phê bình lẫn nhau, thì các hoạt động “cuội” của các định hướng viên sẽ bị vạch trần và trói tay. Vì lý do đó mà các hội nhóm gần đây bị kiểm soát mạnh mẽ. Những cá nhân hoạt động tích cực trong các hội nhóm sẽ lần lượt bị theo dõi hay bắt giữ. Việc bắt giữ và kiểm soát chặt chẽ các hội nhóm đến lượt nó khiến cho Hà Nội không còn phương tiện nào để huy động nhân dân xuống đường chống Trung Quốc được nữa.
Nguyên nhân thứ hai đó là sự sai lầm trong chính sách ngoại giao của Việt Nam. Lối ngoại giao của Việt Nam là đa phương và ngầm nghiêng về phía Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Việt Nam là một đồng minh không chính thức của Hoa Kỳ. Điều này có phần đúng vì cả hai đều có chung một mục tiêu ở Đông Nam Á đó là Trung Quốc. Việt Nam muốn bảo vệ lãnh hải của mình chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc, vì lãnh hải không chỉ có tài nguyên với dầu và cá, mà nó còn là cửa ngõ để Việt Nam thông thương với thế giới và đóng vai trò vùng đệm bảo vệ an ninh quốc phòng. Hoa Kỳ thì muốn kềm chế Trung Quốc vì nếu Trung Quốc làm chủ và kiểm soát biển Đông Nam Á như là sân nhà của mình thì Trung Quốc không chỉ khống chế được một trong các vùng giao thương nhộn nhịp nhất thế giới mà sự khống chế khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc về lâu dài sẽ biến đây trở thành một khu vực sân sau của Trung Quốc, hất cẳng ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi khu vực, và từ đây thông qua Thái Bình Dương, đe dọa an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ không muốn điều đó và họ muốn dùng các đồng minh Đông Nam Á của mình đóng vai trò là lực lượng tai mắt và đồng minh của mình nhằm cân bằng với Trung Quốc. Vì vậy mà Việt Nam nghiễm nhiên trở thành một “đồng minh không chính thức”.
Một điều gốc rễ khác của mối quan hệ “đồng minh không chính thức” đó là sự khác biệt về chế độ. Nếu như trong cuộc Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đồng ý làm ngơ các chế độ độc tài với mục đích chống cộng sản, thì giờ đây, khó mà thuyết phục các giới chức của Hoa Kỳ trở thành một đồng minh toàn tâm toàn ý với một chính phủ độc tài. Hoa Kỳ chỉ có thể đồng minh nửa vời với các chế độ độc tài, với điều kiện các chế độ này phục vụ những mục đích mà Hoa Kỳ ngầm đồng ý, như đồng minh với Ai Cập để dẹp các nhóm cực đoan.
Chính sách đồng minh nửa vời này có một bất lợi là nó chỉ quan tâm đến quyền lợi chung của nước chủ nhà với Hoa Kỳ, còn những vấn đề khác của nước chủ nhà Hoa Kỳ thường không quan tâm. Vì lý do đó mà được tiếng là “đồng minh không chính thức” với Hoa Kỳ nhưng Việt Nam khó có thể thuyết phục Hoa Kỳ góp tiếng nói vào các can thiệp thuộc về quyền lợi nội bộ của Việt Nam, và ở đây là phần tranh chấp chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thêm nữa, trong suốt một thời gian dài, các chính sách và cơ cấu chế độ của Việt Nam luôn học theo các bước đi của Trung Quốc. Trong mắt nhiều nước, Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc với các chính sách rập khuôn các tỉnh duyên hải của Trung Quốc. Và như vậy, các tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc được họ coi là các tranh chấp giữa hai anh em trong một nhà, chẳng mấy liên quan đến họ.
Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam bỗng chốc trở thành chính sách ngoại giao không có bạn. Chính sách ngoại giao của các nước đều cố gắng làm bạn với tất cả các nước không thù địch với mình, và bên cạnh đó luôn luôn có những đồng minh. Chính sách ngoại giao của Việt Nam chỉ đáp ứng được nửa vế đầu tiên, và không hề có một đồng minh nghiêm túc nào. Chính vì vậy mà khi xảy ra những điều bất lợi, khó có thể kiếm được những ủng hộ thật lòng.
Nhìn lại cả hai nguyên nhân trên để thấy rằng chính phủ Hà Nội lúc này đây cực kỳ cô đơn trong mối quan hệ tranh chấp với Trung Quốc. Và nếu như Trung Quốc giờ đây đổi chiến lược, hoãn vun đắp các đảo đá hay kiểm soát các vùng biển quốc tế để tránh căng thẳng với Hoa Kỳ, mà tập trung vào kiểm soát và xâm lấn các vùng đặc quyền thuộc về tranh chấp chỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì khó mà Việt Nam đủ tiềm lực đối phó với Trung Quốc. Chuyện nhượng bộ là điều phải xảy ra.
Nhìn lại để thấy rằng Việt Nam chỉ có thể bảo vệ được chủ quyền của mình khi trở thành một nước dân chủ, đồng minh chính thức với các nước dân chủ giàu mạnh, đoàn kết nhân dân trong ngoài và xây dựng một nền kinh tế cùng một lực lượng quốc phòng cường thịnh.
Nguyễn Huy Vũ
23.7.2017
* Đăng lần đầu trên Facebook của tác giả.
“Lô 136/03 mà các bạn nhìn thấy trên bản đồ này là nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam: Bãi Tư Chính. Nhưng, nó cũng là nơi, đường lưỡi bò của Trung Quốc liếm qua và Bắc Kinh gọi đó là Vạn An Bắc 21. Cả VN và TQ đều coi đây là vùng "chủ quyền không thể tranh cãi" của mình. Việc Hà Nội cho Repsol khoan thăm dò ở lô 136/03 không chỉ như một dự án khai thác dầu - khí đơn thuần mà còn như để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này.
Nhưng, ngày mai, thứ Hai, 24-7-2017, có thể Repsol sẽ phải ngưng mọi hoạt động ở đây vì các sức ép đến từ Trung Quốc.
Hai mũi khoan được bắt đầu vào ngày 18-6-2017, đúng ngày Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Tường Long tới Hà Nội. Tướng Phạm Tường Long khi đó đã bỏ về, BK triệu hồi đại sứ, đòi đàm phán ở cấp cao và đưa gần 200 tàu xuống bãi Tư Chính nhưng Hà Nội vẫn để Repsol duy trì các hoạt động khoan thăm dò.
Nhưng lần này thì có vẻ như Hà Nội đang đơn độc.”
Câu hỏi là tại sao lần này Hà Nội đơn độc?
Có hai nguyên nhân liên quan đến đối nội và đối ngoại. Về đối nội, trong suốt một thời gian dài, Hà Nội đã nuôi dưỡng một nhóm định hướng viên hoạt động rất tích cực. Để ý một điều là nhóm này hoạt động rất tích cực trong các hoạt động chống đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng khá lặng lẽ trong các hoạt động đòi dân chủ hay bầu cử tự do cho Việt Nam. Hà Nội cũng ngầm cho phép sự hình thành một số hội nhóm với danh nghĩa là độc lập khỏi chính quyền hoạt động nhưng với nguyên tắc là không được chống chính quyền, chống Trung Quốc hay các vấn đề khác thì được. Những định hướng viên sẽ được cài vào các hội nhóm này. Mục đích là gì thì các bạn cũng đoán được. Đó là trong trường hợp Trung Quốc có những xâm phạm hay đe dọa lãnh hải thì những định hướng viên trong các hội nhóm “độc lập” này sẽ được lệnh vận động người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Lúc này, các lực lượng công quyền được lệnh ngó lơ. Những buổi biểu tình như vậy vừa tránh được tai tiếng cho Hà Nội, vừa là một phương tiện để Hà Nội gây áp lực lên Bắc Kinh, giống như cách mà Bắc Kinh dùng các nhóm dư luận viên xuống đường đập phá, biểu tình chống Nhật. Chính vì lý do đó mà các bạn để ý sẽ thấy một số cuộc biểu tình xuống đường chống Trung Quốc thì được tổ chức rất rầm rộ và chẳng có mấy đàn áp, còn những cuộc xuống đường vì các vấn đề khác như Formosa thì họa hoằn lắm có một hai cuộc xuống đường với số lượng ít hơn nhiều và bị đánh đập rất dã man.
Một tai hại của cách làm này đó là khi người dân thấy sự xuất hiện của các nhóm độc lập ngày càng nhiều thì họ trở nên can đảm hơn, nhiều người bước qua nỗi sợ và cất tiếng nói lớn hơn. Có một quy luật, gọi nôm na là “quy luật vượt đèn đỏ”. Khi thấy đèn đỏ, nếu trong 100 người dừng lại, chỉ vài người đi thì người vượt là vi phạm. Nhưng khi mà thấy đèn đỏ, mọi người đều vượt qua thì đèn đỏ được mặc nhiên cho là đã bị hư. Trong xã hội cũng vậy, khi mà một vài người lên tiếng chống lại chính quyền thì họ sẽ bị gọi là phản động, nhưng khi mà cả một xã hội đều lên tiếng chống lại chính quyền thì chính quyền bản thân nó sẽ trở nên là phản động. Chính quyền Hà Nội biết điều này, rằng khi mà các hội nhóm ngày càng phát triển, người dân hiểu biết nhiều hơn, mọi thứ dần trở nên minh bạch hơn, mọi người không ngại việc phê bình lẫn nhau, thì các hoạt động “cuội” của các định hướng viên sẽ bị vạch trần và trói tay. Vì lý do đó mà các hội nhóm gần đây bị kiểm soát mạnh mẽ. Những cá nhân hoạt động tích cực trong các hội nhóm sẽ lần lượt bị theo dõi hay bắt giữ. Việc bắt giữ và kiểm soát chặt chẽ các hội nhóm đến lượt nó khiến cho Hà Nội không còn phương tiện nào để huy động nhân dân xuống đường chống Trung Quốc được nữa.
Nguyên nhân thứ hai đó là sự sai lầm trong chính sách ngoại giao của Việt Nam. Lối ngoại giao của Việt Nam là đa phương và ngầm nghiêng về phía Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Việt Nam là một đồng minh không chính thức của Hoa Kỳ. Điều này có phần đúng vì cả hai đều có chung một mục tiêu ở Đông Nam Á đó là Trung Quốc. Việt Nam muốn bảo vệ lãnh hải của mình chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc, vì lãnh hải không chỉ có tài nguyên với dầu và cá, mà nó còn là cửa ngõ để Việt Nam thông thương với thế giới và đóng vai trò vùng đệm bảo vệ an ninh quốc phòng. Hoa Kỳ thì muốn kềm chế Trung Quốc vì nếu Trung Quốc làm chủ và kiểm soát biển Đông Nam Á như là sân nhà của mình thì Trung Quốc không chỉ khống chế được một trong các vùng giao thương nhộn nhịp nhất thế giới mà sự khống chế khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc về lâu dài sẽ biến đây trở thành một khu vực sân sau của Trung Quốc, hất cẳng ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi khu vực, và từ đây thông qua Thái Bình Dương, đe dọa an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ không muốn điều đó và họ muốn dùng các đồng minh Đông Nam Á của mình đóng vai trò là lực lượng tai mắt và đồng minh của mình nhằm cân bằng với Trung Quốc. Vì vậy mà Việt Nam nghiễm nhiên trở thành một “đồng minh không chính thức”.
Một điều gốc rễ khác của mối quan hệ “đồng minh không chính thức” đó là sự khác biệt về chế độ. Nếu như trong cuộc Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đồng ý làm ngơ các chế độ độc tài với mục đích chống cộng sản, thì giờ đây, khó mà thuyết phục các giới chức của Hoa Kỳ trở thành một đồng minh toàn tâm toàn ý với một chính phủ độc tài. Hoa Kỳ chỉ có thể đồng minh nửa vời với các chế độ độc tài, với điều kiện các chế độ này phục vụ những mục đích mà Hoa Kỳ ngầm đồng ý, như đồng minh với Ai Cập để dẹp các nhóm cực đoan.
Chính sách đồng minh nửa vời này có một bất lợi là nó chỉ quan tâm đến quyền lợi chung của nước chủ nhà với Hoa Kỳ, còn những vấn đề khác của nước chủ nhà Hoa Kỳ thường không quan tâm. Vì lý do đó mà được tiếng là “đồng minh không chính thức” với Hoa Kỳ nhưng Việt Nam khó có thể thuyết phục Hoa Kỳ góp tiếng nói vào các can thiệp thuộc về quyền lợi nội bộ của Việt Nam, và ở đây là phần tranh chấp chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thêm nữa, trong suốt một thời gian dài, các chính sách và cơ cấu chế độ của Việt Nam luôn học theo các bước đi của Trung Quốc. Trong mắt nhiều nước, Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc với các chính sách rập khuôn các tỉnh duyên hải của Trung Quốc. Và như vậy, các tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc được họ coi là các tranh chấp giữa hai anh em trong một nhà, chẳng mấy liên quan đến họ.
Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam bỗng chốc trở thành chính sách ngoại giao không có bạn. Chính sách ngoại giao của các nước đều cố gắng làm bạn với tất cả các nước không thù địch với mình, và bên cạnh đó luôn luôn có những đồng minh. Chính sách ngoại giao của Việt Nam chỉ đáp ứng được nửa vế đầu tiên, và không hề có một đồng minh nghiêm túc nào. Chính vì vậy mà khi xảy ra những điều bất lợi, khó có thể kiếm được những ủng hộ thật lòng.
Nhìn lại cả hai nguyên nhân trên để thấy rằng chính phủ Hà Nội lúc này đây cực kỳ cô đơn trong mối quan hệ tranh chấp với Trung Quốc. Và nếu như Trung Quốc giờ đây đổi chiến lược, hoãn vun đắp các đảo đá hay kiểm soát các vùng biển quốc tế để tránh căng thẳng với Hoa Kỳ, mà tập trung vào kiểm soát và xâm lấn các vùng đặc quyền thuộc về tranh chấp chỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì khó mà Việt Nam đủ tiềm lực đối phó với Trung Quốc. Chuyện nhượng bộ là điều phải xảy ra.
Nhìn lại để thấy rằng Việt Nam chỉ có thể bảo vệ được chủ quyền của mình khi trở thành một nước dân chủ, đồng minh chính thức với các nước dân chủ giàu mạnh, đoàn kết nhân dân trong ngoài và xây dựng một nền kinh tế cùng một lực lượng quốc phòng cường thịnh.
Nguyễn Huy Vũ
23.7.2017
* Đăng lần đầu trên Facebook của tác giả.