Chiều, facebook hiện lên hình ảnh những người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chặn một xe ô tô của một anh và nhờ anh kiểm tra hộ xem nước dùng có an toàn không. Đa phần người dân ở đây dùng nước giếng khoan và Kỳ Anh, Hà Tĩnh là vùng bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ nhiễm độc gây ra bởi Formosa. Trong suốt những tháng qua, bắt đầu xuất hiện hiện tượng người dân mắc bệnh và lở loét thường xuyên hơn.
Nước biển nhiễm độc, sau đó ảnh hưởng đến sự nhiễm độc của các con sông đổ ra biển và cuối cùng lan vào các mạch nước ngầm. Đó là những luận suy dễ dàng có được. Tuy vậy, phải đến khi bệnh tật của người dân diễn ra một cách thường xuyên và khốc liệt thì người dân mới thấy hết được hậu quả khủng khiếp của tình trạng nhiễm độc.
Khi mà biển không còn kiếm sống được và nước cũng không còn uống được thì vùng đất đó không còn gì để sống. Biển không những đã chết mà đất cũng chết theo. Tất cả người dân vùng này rồi cuối cùng sẽ phải chọn lựa rời bỏ nhà cửa, quê hương để trôi dạt vào những vùng đất khác, nếu họ không muốn chịu số phận đợi chờ những cơn bệnh sớm ập đến. Nhưng họ sẽ đi đâu và lấy gì để đi? Hay họ sẽ sống mòn đợi ngày lụi tắt? Có thể lắm. Có thể rằng những người trẻ sẽ ra đi kiếm tìm những cơ hội và để lại những người già – những người nghĩ rằng đằng nào rồi mình cũng gần đất và đi xa chi cho cực, cực mình và cực con cháu.
Cách đây không lâu, trong câu chuyện có thực từ một gia đình ở vùng này mà tôi đọc được. Một gia đình nghèo, không đủ tiền mua thịt để ăn, nên họ mua cá, không biết rằng cá có nhiễm độc hay không. Để chắc chắn, những người già sẽ ăn cá trước vì lỡ khi có bị nhiễm độc và chết đi thì cũng dễ chịu hơn là những đứa trẻ -- những sinh linh còn một tương lai và hi vọng phía trước. Những người già ăn trước và kế đến là những người trẻ, như những lồng chim yến được thả xuống những hầm mỏ than kiểm tra mức độ độc của khí hầm mỏ trước khi những người thợ bước xuống. Nhưng cá bị nhiễm độc thì tùy mức độ, có thể không gây chết người, nhưng sẽ để lại những di chứng về sau. Để rồi giờ đây, cá và nước có thể không khiến những con người chết ngay lập tức nhưng để lại những cơ thể sống lay lắt với bệnh tật.
Người dân dường như bất lực. Chính quyền trung ương xa quá, còn chính quyền địa phương thì đùn đẩy cho chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương thì lưu manh còn chính quyền trung ương thì vô trách nhiệm. Nhưng dùng chữ lưu manh có khi còn quá nhẹ, bởi vì với những hộ ngư dân nghèo đói, trung ương hỗ trợ họ vài chục ký gạo mỗi gia đình, mà chính quyền còn đưa họ những bao gạo mốc meo xanh um. Gia súc có lẽ còn chê huống chi người. Trong khi đó, cho tới nay, chính quyền trung ương không có một lời xin lỗi hay một sự cảm thông. Các trợ cấp hầu như rất nhỏ giọt và yêu cầu của người dân đòi dừng lại dự án Formosa hoặc một điều tra nghiêm túc về quy trình xả thải hay mức độ an toàn của nước biển đều chỉ là những lời hứa. Bà quan chức Nguyễn Thị Hải Vân trong Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thậm chí còn đưa ra một phát biểu xanh rờn rằng dân ở đây không có thất nghiệp, vì hễ thất nghiệp là họ sẽ đi kiếm việc làm khác để sống. Mà không kiếm việc làm khác sao được, vì không làm thì lấy gì mà bỏ vào cái bụng và nuôi mấy miệng ăn nheo nhóc ở nhà? Có chăng là cái việc khác bây giờ không còn được yên bình như cái ngày chưa có Formosa. Đó là những công việc cơ cực hơn, bấp bênh hơn, và thậm chí phải tha hương để kiếm những đồng tiền còm cõi nuôi cha mẹ già và những đứa con dại. Không ai lại muốn cảnh sống như vậy, đó là những cuộc đời bất đắc dĩ.
Đứng trước những nghịch cảnh như vậy, nhiều người có tấm lòng bao dung đã thực hiện những chuyến giúp đỡ từ thiện. Đó là những việc đáng trân trọng và hoan nghênh. Nhưng cho đến những phút giây cuối cùng của mỗi ngày, có một câu hỏi lớn hơn rằng những chuyến từ thiện sẽ tiếp tục kéo dài đến bao lâu và đâu là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề. Đó có phải là bởi vì chúng ta đã thỏa mãn với những gì hiện có mà im lặng với những bất công và những thảm họa tiềm năng? Hay bởi vì chúng ta đã nghĩ rằng đó là những điều chẳng liên quan gì đến mình, mà một việc lên tiếng là không cần thiết? Hay bởi vì chúng ta đang sống ở một hiện tại và chấp nhận nó như một thực tại, không nghĩ đến một phương cách nào khác để thay đổi hay cải tiến nó tốt đẹp hơn? Hay bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta sống là vì chúng ta sống, không nghĩ rằng chúng ta đang sống vì bất cứ điều gì?
Và nếu chúng ta cứ tiếp tục một lối sống lặng yên và bàng quan như vậy, có lẽ không chỉ có sự sụp đổ của các tập đoàn từ Vinashin đến Vinalines, sự hủy hoại môi trường và phá sản của các dự án bô-xit Tây Nguyên, thảm họa biển chết Formosa, sự sụp đổ sắp tới của tập đoàn dầu khí Việt Nam, mà đó sẽ là một dự án thép khủng hơn nữa của tập đoàn Hoa Sen ở Cà Ná, Ninh Thuận dùng công nghệ Trung Quốc và đặt dấu chấm hết cho cái chết của biển Việt Nam.
OL,11.9.2016
Nước biển nhiễm độc, sau đó ảnh hưởng đến sự nhiễm độc của các con sông đổ ra biển và cuối cùng lan vào các mạch nước ngầm. Đó là những luận suy dễ dàng có được. Tuy vậy, phải đến khi bệnh tật của người dân diễn ra một cách thường xuyên và khốc liệt thì người dân mới thấy hết được hậu quả khủng khiếp của tình trạng nhiễm độc.
Khi mà biển không còn kiếm sống được và nước cũng không còn uống được thì vùng đất đó không còn gì để sống. Biển không những đã chết mà đất cũng chết theo. Tất cả người dân vùng này rồi cuối cùng sẽ phải chọn lựa rời bỏ nhà cửa, quê hương để trôi dạt vào những vùng đất khác, nếu họ không muốn chịu số phận đợi chờ những cơn bệnh sớm ập đến. Nhưng họ sẽ đi đâu và lấy gì để đi? Hay họ sẽ sống mòn đợi ngày lụi tắt? Có thể lắm. Có thể rằng những người trẻ sẽ ra đi kiếm tìm những cơ hội và để lại những người già – những người nghĩ rằng đằng nào rồi mình cũng gần đất và đi xa chi cho cực, cực mình và cực con cháu.
Cách đây không lâu, trong câu chuyện có thực từ một gia đình ở vùng này mà tôi đọc được. Một gia đình nghèo, không đủ tiền mua thịt để ăn, nên họ mua cá, không biết rằng cá có nhiễm độc hay không. Để chắc chắn, những người già sẽ ăn cá trước vì lỡ khi có bị nhiễm độc và chết đi thì cũng dễ chịu hơn là những đứa trẻ -- những sinh linh còn một tương lai và hi vọng phía trước. Những người già ăn trước và kế đến là những người trẻ, như những lồng chim yến được thả xuống những hầm mỏ than kiểm tra mức độ độc của khí hầm mỏ trước khi những người thợ bước xuống. Nhưng cá bị nhiễm độc thì tùy mức độ, có thể không gây chết người, nhưng sẽ để lại những di chứng về sau. Để rồi giờ đây, cá và nước có thể không khiến những con người chết ngay lập tức nhưng để lại những cơ thể sống lay lắt với bệnh tật.
Người dân dường như bất lực. Chính quyền trung ương xa quá, còn chính quyền địa phương thì đùn đẩy cho chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương thì lưu manh còn chính quyền trung ương thì vô trách nhiệm. Nhưng dùng chữ lưu manh có khi còn quá nhẹ, bởi vì với những hộ ngư dân nghèo đói, trung ương hỗ trợ họ vài chục ký gạo mỗi gia đình, mà chính quyền còn đưa họ những bao gạo mốc meo xanh um. Gia súc có lẽ còn chê huống chi người. Trong khi đó, cho tới nay, chính quyền trung ương không có một lời xin lỗi hay một sự cảm thông. Các trợ cấp hầu như rất nhỏ giọt và yêu cầu của người dân đòi dừng lại dự án Formosa hoặc một điều tra nghiêm túc về quy trình xả thải hay mức độ an toàn của nước biển đều chỉ là những lời hứa. Bà quan chức Nguyễn Thị Hải Vân trong Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội thậm chí còn đưa ra một phát biểu xanh rờn rằng dân ở đây không có thất nghiệp, vì hễ thất nghiệp là họ sẽ đi kiếm việc làm khác để sống. Mà không kiếm việc làm khác sao được, vì không làm thì lấy gì mà bỏ vào cái bụng và nuôi mấy miệng ăn nheo nhóc ở nhà? Có chăng là cái việc khác bây giờ không còn được yên bình như cái ngày chưa có Formosa. Đó là những công việc cơ cực hơn, bấp bênh hơn, và thậm chí phải tha hương để kiếm những đồng tiền còm cõi nuôi cha mẹ già và những đứa con dại. Không ai lại muốn cảnh sống như vậy, đó là những cuộc đời bất đắc dĩ.
Đứng trước những nghịch cảnh như vậy, nhiều người có tấm lòng bao dung đã thực hiện những chuyến giúp đỡ từ thiện. Đó là những việc đáng trân trọng và hoan nghênh. Nhưng cho đến những phút giây cuối cùng của mỗi ngày, có một câu hỏi lớn hơn rằng những chuyến từ thiện sẽ tiếp tục kéo dài đến bao lâu và đâu là nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề. Đó có phải là bởi vì chúng ta đã thỏa mãn với những gì hiện có mà im lặng với những bất công và những thảm họa tiềm năng? Hay bởi vì chúng ta đã nghĩ rằng đó là những điều chẳng liên quan gì đến mình, mà một việc lên tiếng là không cần thiết? Hay bởi vì chúng ta đang sống ở một hiện tại và chấp nhận nó như một thực tại, không nghĩ đến một phương cách nào khác để thay đổi hay cải tiến nó tốt đẹp hơn? Hay bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta sống là vì chúng ta sống, không nghĩ rằng chúng ta đang sống vì bất cứ điều gì?
Và nếu chúng ta cứ tiếp tục một lối sống lặng yên và bàng quan như vậy, có lẽ không chỉ có sự sụp đổ của các tập đoàn từ Vinashin đến Vinalines, sự hủy hoại môi trường và phá sản của các dự án bô-xit Tây Nguyên, thảm họa biển chết Formosa, sự sụp đổ sắp tới của tập đoàn dầu khí Việt Nam, mà đó sẽ là một dự án thép khủng hơn nữa của tập đoàn Hoa Sen ở Cà Ná, Ninh Thuận dùng công nghệ Trung Quốc và đặt dấu chấm hết cho cái chết của biển Việt Nam.
OL,11.9.2016
Nguồn ảnh: facebook Ha Thanh. |