Sẽ không có nhiều người quan tâm đến vị tổng thống mới của Philippines, Rodrigo Duterte, ngoại trừ giới bảo vệ nhân quyền và những người Philippines, nếu như không có câu chuyện ông chửi tổng thống Mỹ Barack Obama để rồi cuộc gặp chính thức giữa hai người bị hủy bỏ được các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới loan tải rộng rãi.
Cuối cùng thì hai người cũng đã gặp nhau trong một cuộc gặp không chính thức như một cách để xoa dịu đi những xung khắc giữa hai nhà lãnh đạo và bàn thảo sự hợp tác trong chiến lược «Xoay trục về châu Á» của Hoa Kỳ. Tuy vậy, những tín hiệu về thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines từ chỗ là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc một cách kịch liệt khi đưa việc phân định lãnh hải ra tòa án quốc tế, thì giờ đây, Philippines dưới sự cầm quyền của tổng thống mới, Rodrigo Duterte, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lạnh nhạt với Hoa Kỳ và nhanh chóng xích lại với Trung Quốc, ít nhất là trên phương diện ngôn ngữ ngoại giao.
Có nhiều câu hỏi cho giới quan sát, và một trong những câu hỏi quan trọng nhất đó là tại sao một số nền dân chủ, trong trường hợp này là Philippines, lại có một sự thành công khiêm tốn?
Nhiều người cho rằng nền dân chủ Philippines là thất bại. Đó là một sự thổi phồng. Đối với một nền dân chủ non trẻ, Philippines đã bảo đảm được những cuộc bầu cử tương đối tự do. Về mức độ tự do đối với báo chí và các sinh hoạt dân sự, dù thua Thái Lan, Indonesia, Campuchia, và Malaysia, Philippines hơn hẳn các nước còn lại trong khu vực, kể cả Singapore và bỏ xa Việt Nam.
Nền dân chủ của Philippines không hẳn là thất bại, nhưng những quan sát cho thấy rằng nó đang bị kẹt giữa những định chế khiến cho các giá trị và hệ thống dân chủ ở đây không thể nở rộ và phát triển. Mà một trong những trở ngại lại nằm ở chính mô hình tổng thống.
Philippines theo thể chế chính trị tổng thống. Trong một hệ thống chính trị như vậy, các chính trị gia cá nhân cùng với một nhóm nhỏ phe cánh của mình đóng một vai trò quyết định trong việc chạy đua vào chiếc ghế tổng thổng. Chỉ cần một sự ủng hộ đủ lớn của người dân, ứng cử viên đã có thể thắng và nắm trọn quyền hành pháp trong tay, không như trong các hệ thống chính trị đại nghị, chủ tịch đảng phải bảo đảm các ứng viên đảng mình chiếm một đa số hoặc liên minh đủ đa số trong quốc hội để nắm quyền lập chính phủ. Chính vì vậy mà các hệ thống chính trị theo mô thức tổng thống đặt nặng vấn đề cá nhân và xây dựng hình ảnh cá nhân của các ứng viên, còn các hệ thống chính trị theo mô thức đại nghị lại tập trung vào việc xây dựng đảng phái, đào tạo thành viên, và liên kết hỗ trợ giữa các thành viên.
Điểm yếu của hệ thống chính trị tổng thống là khi đặt nặng vai trò của các cá nhân. Các cá nhân biết rằng họ có thể thành công mà không cần một sự hỗ trợ nhiều từ phía đảng. Vì lí do đó mà hệ thống đảng trong các hệ thống tổng thổng khá lỏng lẻo và yếu khi so với hệ thống đảng trong hệ thống chính trị kiểu đại nghị. Một hệ thống đảng phái yếu đến lượt nó dẫn đến một hệ quả là các cá nhân ứng cử viên phải có tiềm lực về mối quan hệ, tiền bạc và sự nổi tiếng để có thể ra ứng cử. Đó là một rào cản rất lớn cho bất cứ những cá nhân xuất sắc nào mà thiếu một trong ba tiêu chuẩn đó. Ngược lại, ba tiêu chuẩn rào cản đó lại giúp hình thành nên một hệ thống chính trị đôi khi bị què quặt.
Philippines là một ví dụ. Có ba nhóm người có tiềm năng thỏa mãn được ba đòi hỏi về quan hệ, tiền bạc, và sự nổi tiếng để có thể ra ứng cử. Đó là con cháu của những gia đình chính trị giàu có, là một thiểu số các ngôi sao hay nghệ sĩ rất nổi tiếng và giàu có, và những cá nhân rất xuất sắc và quan hệ rất rộng thuộc tầng lớp trung lưu nhận được nhiều sự ủng hộ. Ba nhóm người này là thành phần chính đóng vai trò cầm nắm các vị trí dẫn dắt quốc gia. Trong một nước đang phát triển như Philippines, vận động tranh cử là một công việc khá tốn kém, vượt quá khả năng của nhiều cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu. Chính vì vậy, kết quả là các vị trí dẫn dắt quốc gia đa số rơi vào tay các cá nhân của các gia đình chính trị, hay còn được gọi là các triều đại chính trị (political dynasties). Những thống kê cho thấy có đến khoảng 50% những dân biểu và thống đốc có người thân từng nắm giữ những vị trí trong chính quyền trước đây. Đó là một con số khá lớn, khi so với Mỹ với tỉ lệ 8.7% và Nhật khoảng 25-30%.
Những triều đại chính trị của Philippines nắm giữ một tỉ lệ 50% các vị trí quan trọng trong chính phủ đồng nghĩa với việc hệ thống chính trị và hướng đi của quốc gia chịu sự tác động to lớn, nếu không là bị dẫn dắt, bởi một nhóm nhỏ những gia đình có thế lực chính trị. Một hệ thống như vậy, do đó, đẩy những cá nhân ưu tú thuộc tầng lớp trung lưu, mà nhiều trong số đó có viễn kiến, đứng bên lề của xã hội.
Diễn đàn chính trị bị thao túng. Và đến lượt nó, những thế lực thao túng mị dân bằng đủ các chiêu bài. Mới nhất là chiêu bài diệt trừ các băng đảng buôn bán ma túy.
Kể từ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 đưa Rodrigo Duterte lên cầm quyền, mà một trong các khẩu hiệu của ông là chấm dứt tội phạm. Trong hai tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, cảnh sát đã báo cáo rằng các chiến dịch trấn áp đã giết chết tổng cộng 2.446 người bị tình nghi liên quan đến mua bán ma túy mà không trải qua bất cứ một cuộc xét xử hợp pháp nào.
Philippines sẽ thay đổi chiến lược ngoại giao của mình như thế nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và chiến lược trấn áp tội phạm ma túy của Philippines sẽ thành công tới đâu, đó là những điều chúng ta sẽ quan sát trong những ngày sắp tới.
Cuối cùng, có một bài học từ hệ thống chính trị Philippines đó là nếu có một kinh nghiệm trong dựng xây các thể chế dân chủ thì đó sẽ là đừng chọn lựa một mô hình tổng thống. Tuy vậy, nếu một thể chế chính trị theo mô thức đại nghị thuần túy, bầu chọn các ghế vào quốc hội theo tỉ lệ số phiếu, vốn dựa chủ yếu trên hệ thống các đảng phái và việc bè phái trong chính các đảng phái có thể triệt tiêu đi các cá nhân xuất sắc thì hệ thống chính trị Đức nơi dành một nửa số ghế trong quốc hội cho việc bầu theo tỉ lệ và một nửa số ghế còn lại bầu theo phương thức đơn danh một vòng là một mô hình đáng tham khảo.
OL, 17.9.2016
-------------------
Tham khảo :
Y. Asako, T. Iida, T. Matsubayashi, and M. Ueda. 2015. Dynastic politicians: Theory and evidence from japan. Japanese Journal of Political Science.
E. Dal B´o, P. Dal B´o, and J. Snyder. 2009. Political dynasties. The Review of Economic Studies.
P. Querubin. 2013. Family and politics: Dynastic incumbency advantage in the Philippines.
Cuối cùng thì hai người cũng đã gặp nhau trong một cuộc gặp không chính thức như một cách để xoa dịu đi những xung khắc giữa hai nhà lãnh đạo và bàn thảo sự hợp tác trong chiến lược «Xoay trục về châu Á» của Hoa Kỳ. Tuy vậy, những tín hiệu về thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines từ chỗ là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc một cách kịch liệt khi đưa việc phân định lãnh hải ra tòa án quốc tế, thì giờ đây, Philippines dưới sự cầm quyền của tổng thống mới, Rodrigo Duterte, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lạnh nhạt với Hoa Kỳ và nhanh chóng xích lại với Trung Quốc, ít nhất là trên phương diện ngôn ngữ ngoại giao.
Có nhiều câu hỏi cho giới quan sát, và một trong những câu hỏi quan trọng nhất đó là tại sao một số nền dân chủ, trong trường hợp này là Philippines, lại có một sự thành công khiêm tốn?
Nhiều người cho rằng nền dân chủ Philippines là thất bại. Đó là một sự thổi phồng. Đối với một nền dân chủ non trẻ, Philippines đã bảo đảm được những cuộc bầu cử tương đối tự do. Về mức độ tự do đối với báo chí và các sinh hoạt dân sự, dù thua Thái Lan, Indonesia, Campuchia, và Malaysia, Philippines hơn hẳn các nước còn lại trong khu vực, kể cả Singapore và bỏ xa Việt Nam.
Nền dân chủ của Philippines không hẳn là thất bại, nhưng những quan sát cho thấy rằng nó đang bị kẹt giữa những định chế khiến cho các giá trị và hệ thống dân chủ ở đây không thể nở rộ và phát triển. Mà một trong những trở ngại lại nằm ở chính mô hình tổng thống.
Philippines theo thể chế chính trị tổng thống. Trong một hệ thống chính trị như vậy, các chính trị gia cá nhân cùng với một nhóm nhỏ phe cánh của mình đóng một vai trò quyết định trong việc chạy đua vào chiếc ghế tổng thổng. Chỉ cần một sự ủng hộ đủ lớn của người dân, ứng cử viên đã có thể thắng và nắm trọn quyền hành pháp trong tay, không như trong các hệ thống chính trị đại nghị, chủ tịch đảng phải bảo đảm các ứng viên đảng mình chiếm một đa số hoặc liên minh đủ đa số trong quốc hội để nắm quyền lập chính phủ. Chính vì vậy mà các hệ thống chính trị theo mô thức tổng thống đặt nặng vấn đề cá nhân và xây dựng hình ảnh cá nhân của các ứng viên, còn các hệ thống chính trị theo mô thức đại nghị lại tập trung vào việc xây dựng đảng phái, đào tạo thành viên, và liên kết hỗ trợ giữa các thành viên.
Điểm yếu của hệ thống chính trị tổng thống là khi đặt nặng vai trò của các cá nhân. Các cá nhân biết rằng họ có thể thành công mà không cần một sự hỗ trợ nhiều từ phía đảng. Vì lí do đó mà hệ thống đảng trong các hệ thống tổng thổng khá lỏng lẻo và yếu khi so với hệ thống đảng trong hệ thống chính trị kiểu đại nghị. Một hệ thống đảng phái yếu đến lượt nó dẫn đến một hệ quả là các cá nhân ứng cử viên phải có tiềm lực về mối quan hệ, tiền bạc và sự nổi tiếng để có thể ra ứng cử. Đó là một rào cản rất lớn cho bất cứ những cá nhân xuất sắc nào mà thiếu một trong ba tiêu chuẩn đó. Ngược lại, ba tiêu chuẩn rào cản đó lại giúp hình thành nên một hệ thống chính trị đôi khi bị què quặt.
Philippines là một ví dụ. Có ba nhóm người có tiềm năng thỏa mãn được ba đòi hỏi về quan hệ, tiền bạc, và sự nổi tiếng để có thể ra ứng cử. Đó là con cháu của những gia đình chính trị giàu có, là một thiểu số các ngôi sao hay nghệ sĩ rất nổi tiếng và giàu có, và những cá nhân rất xuất sắc và quan hệ rất rộng thuộc tầng lớp trung lưu nhận được nhiều sự ủng hộ. Ba nhóm người này là thành phần chính đóng vai trò cầm nắm các vị trí dẫn dắt quốc gia. Trong một nước đang phát triển như Philippines, vận động tranh cử là một công việc khá tốn kém, vượt quá khả năng của nhiều cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu. Chính vì vậy, kết quả là các vị trí dẫn dắt quốc gia đa số rơi vào tay các cá nhân của các gia đình chính trị, hay còn được gọi là các triều đại chính trị (political dynasties). Những thống kê cho thấy có đến khoảng 50% những dân biểu và thống đốc có người thân từng nắm giữ những vị trí trong chính quyền trước đây. Đó là một con số khá lớn, khi so với Mỹ với tỉ lệ 8.7% và Nhật khoảng 25-30%.
Những triều đại chính trị của Philippines nắm giữ một tỉ lệ 50% các vị trí quan trọng trong chính phủ đồng nghĩa với việc hệ thống chính trị và hướng đi của quốc gia chịu sự tác động to lớn, nếu không là bị dẫn dắt, bởi một nhóm nhỏ những gia đình có thế lực chính trị. Một hệ thống như vậy, do đó, đẩy những cá nhân ưu tú thuộc tầng lớp trung lưu, mà nhiều trong số đó có viễn kiến, đứng bên lề của xã hội.
Diễn đàn chính trị bị thao túng. Và đến lượt nó, những thế lực thao túng mị dân bằng đủ các chiêu bài. Mới nhất là chiêu bài diệt trừ các băng đảng buôn bán ma túy.
Kể từ cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 đưa Rodrigo Duterte lên cầm quyền, mà một trong các khẩu hiệu của ông là chấm dứt tội phạm. Trong hai tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, cảnh sát đã báo cáo rằng các chiến dịch trấn áp đã giết chết tổng cộng 2.446 người bị tình nghi liên quan đến mua bán ma túy mà không trải qua bất cứ một cuộc xét xử hợp pháp nào.
Philippines sẽ thay đổi chiến lược ngoại giao của mình như thế nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và chiến lược trấn áp tội phạm ma túy của Philippines sẽ thành công tới đâu, đó là những điều chúng ta sẽ quan sát trong những ngày sắp tới.
Cuối cùng, có một bài học từ hệ thống chính trị Philippines đó là nếu có một kinh nghiệm trong dựng xây các thể chế dân chủ thì đó sẽ là đừng chọn lựa một mô hình tổng thống. Tuy vậy, nếu một thể chế chính trị theo mô thức đại nghị thuần túy, bầu chọn các ghế vào quốc hội theo tỉ lệ số phiếu, vốn dựa chủ yếu trên hệ thống các đảng phái và việc bè phái trong chính các đảng phái có thể triệt tiêu đi các cá nhân xuất sắc thì hệ thống chính trị Đức nơi dành một nửa số ghế trong quốc hội cho việc bầu theo tỉ lệ và một nửa số ghế còn lại bầu theo phương thức đơn danh một vòng là một mô hình đáng tham khảo.
OL, 17.9.2016
-------------------
Tham khảo :
Y. Asako, T. Iida, T. Matsubayashi, and M. Ueda. 2015. Dynastic politicians: Theory and evidence from japan. Japanese Journal of Political Science.
E. Dal B´o, P. Dal B´o, and J. Snyder. 2009. Political dynasties. The Review of Economic Studies.
P. Querubin. 2013. Family and politics: Dynastic incumbency advantage in the Philippines.