Quan sát sự phát triển của các nền dân chủ nhiều người sẽ nghiệm ra một điều rằng thành tố quan trọng đóng góp vào sự ổn vững đó là vai trò của các đối trọng chính trị hay đối lập chính trị. Trong một hệ thống chính trị nơi mà đối lập yếu sẽ dẫn đến sự độc tài và chuyên quyền. Quyền lực cần được kiểm soát và khi mà quyền lực bị kiểm soát lỏng lẻo thì ở đó sự lạm quyền sẽ diễn ra.
Nhiều bạn ở Việt Nam theo dõi các cuộc tranh luận gay gắt được truyền thông mổ xẻ trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ thấy được vai trò của sự cân bằng và kiểm soát chính trị. Đảng này kiểm soát đảng kia, và có như vậy thì đảng cầm quyền phải ráng làm tốt. Một quyết sách của đảng cầm quyền đưa ra đều bị đảng đối lập đem ra mổ xẻ, phê bình, có như vậy xã hội mới biết điều gì đang xảy ra ở đất nước mình, có lợi hay có hại. Nhờ những hoạt động của đối lập mà nền chính trị được minh bạch dần.
Không một ai thích mình bị minh bạch hóa ra cho thiên hạ xem, nhất là những cái xấu của mình thì càng phải giấu. Nhưng trong chính trị, các quyết sách sai ảnh hưởng đến hàng triệu con người và đôi khi thậm chí quyết định sự sống còn của đất nước, vì vậy mà nó cần được minh bạch cho toàn dân được biết. Vai trò của đối trọng là ở chỗ đó. Nếu không có đối trọng thì sẽ không bao giờ có minh bạch. Vì vậy mà muốn có minh bạch thì phải có đối trọng.
Đó là chuyện chính trị. Ở khía cạnh xã hội, các hoạt động của các tổ chức và cá nhân chắc chắn sẽ có những điều gây phương hại đến sự an toàn của các cá nhân, sự tàn phá môi trường, hay những tác động có hại khác cho đất nước.
Để kiểm soát những điều này, chúng ta có ba cách.
Cách đầu tiên là tăng cường lực lượng công an cả về số lượng và chất lượng. Nhưng khi lực lượng công an quá đông thì không những nhà nước phải tốn một ngân sách lớn, tốn kém, để chi trả mà bên cạnh đó còn thiệt mất một lực lượng sản xuất đáng kể khi đáng lẽ ra những viên công an này có thể được đào tạo thành những doanh nhân, kỹ sư, bác sỹ,.., đó là những công việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Cách thứ hai là gia tăng mức trừng phạt đối với các sai phạm. Tuy vậy, khi mức độ trừng phạt gia tăng đến một mức nào đó thì sự trừng phạt biến đất nước trở thành một nơi khắc nghiệt – nơi mà sự nhân văn không còn nữa.
Cách thứ ba đó là khuyến khích sự xuất hiện của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này sẽ là các đối trọng xã hội giúp thúc đẩy một xã hội minh bạch và tiến bộ. Mỗi tổ chức sẽ có một mục tiêu và tất cả có cùng một sứ mệnh đó là đứng về phía quyền lợi của người dân và đất nước để điều tra, lên án, và kéo cơ quan công quyền vào cuộc nếu thấy những sai phạm từ các cá nhân hay tổ chức ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân và đất nước.
Sự hiện diện của các tổ chức xã hội mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, các tổ chức xã hội dân sự trước hết đóng vai trò là tiếng nói của người dân đối với các vấn đề thiết thực liên quan đến chính mình trong xã hội.
Thứ hai, sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự giúp cho một xã hội được kiểm soát lẫn nhau, mọi thứ dần minh bạch hơn, hạn chế những hành động có hại cộng đồng của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào.
Thứ ba, tổ chức xã hội được tổ chức bởi người dân do đó nó giúp kết nối người dân với đất nước, khiến họ có trách nhiệm với xã hội mình đang sống và tập cho họ quen dần với sự phản biện của mình.
Thứ tư, môi trường hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cũng sẽ giúp đào tạo nên những cá nhân có kinh nghiệm tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Những cá nhân này sẽ là những hạt giống lãnh đạo sau này trong nhiều tổ chức khác nhau từ kinh doanh đến chính trị.
Và cuối cùng, nếu so với hai phương cách trên – gia tăng sự hiện diện của công an hay gia tăng hình phạt – thì phương cách tăng cường sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự không những giúp cho nền dân chủ được sống động mà nó còn giúp cho sự tự do của xã hội được khởi sắc, vì tiếp xúc với những cá nhân dân sự tự tổ chức các hoạt động của mình lúc nào cũng dễ dàng và thoải mái hơn là tiếp xúc với các viên công an hay nhân viên công quyền.
Vì những ích lợi của các tổ chức xã hội dân sự như vậy nên ở các nước dân chủ phát triển, họ rất chú trọng đến việc duy trì và phát triển các tổ chức này. Các tổ chức như vậy được nhận tài trợ hàng năm dựa vào thành tích mình thực hiện. Thường họ nhận tiền trực tiếp từ các tổ chức chính phủ hoặc từ các nhà hảo tâm. Một số chính phủ thường có chính sách giảm thuế cho các cá nhân hay tổ chức đóng góp tiền cho các tổ chức như vậy dựa vào tỉ lệ đóng góp.
Một nước Việt Nam văn minh trong tương lai cũng nên hỗ trợ sự hình thành các tổ chức dân sự xã hội như vậy. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ đóng vai trò là những đối trọng xã hội, kiểm soát sự sai phạm trong hành động của các cá nhân hay tổ chức làm phương hại đến lợi ích của nhân dân và tổ quốc từ gây ô nhiễm môi sinh đến sự an toàn của thực phẩm. Và khi mà sự sai phạm được đưa ra thì các đối trọng chính trị đến lượt nó áp lực chính phủ cầm quyền phải thực hiện nghiêm phát luật để bảo vệ lợi ích của quốc gia. Sự phát triển của một quốc gia do đó có một công lớn ở sự phản biện của các đối trọng xã hội.
OL, 22.12.2016
Nhiều bạn ở Việt Nam theo dõi các cuộc tranh luận gay gắt được truyền thông mổ xẻ trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ thấy được vai trò của sự cân bằng và kiểm soát chính trị. Đảng này kiểm soát đảng kia, và có như vậy thì đảng cầm quyền phải ráng làm tốt. Một quyết sách của đảng cầm quyền đưa ra đều bị đảng đối lập đem ra mổ xẻ, phê bình, có như vậy xã hội mới biết điều gì đang xảy ra ở đất nước mình, có lợi hay có hại. Nhờ những hoạt động của đối lập mà nền chính trị được minh bạch dần.
Không một ai thích mình bị minh bạch hóa ra cho thiên hạ xem, nhất là những cái xấu của mình thì càng phải giấu. Nhưng trong chính trị, các quyết sách sai ảnh hưởng đến hàng triệu con người và đôi khi thậm chí quyết định sự sống còn của đất nước, vì vậy mà nó cần được minh bạch cho toàn dân được biết. Vai trò của đối trọng là ở chỗ đó. Nếu không có đối trọng thì sẽ không bao giờ có minh bạch. Vì vậy mà muốn có minh bạch thì phải có đối trọng.
Đó là chuyện chính trị. Ở khía cạnh xã hội, các hoạt động của các tổ chức và cá nhân chắc chắn sẽ có những điều gây phương hại đến sự an toàn của các cá nhân, sự tàn phá môi trường, hay những tác động có hại khác cho đất nước.
Để kiểm soát những điều này, chúng ta có ba cách.
Cách đầu tiên là tăng cường lực lượng công an cả về số lượng và chất lượng. Nhưng khi lực lượng công an quá đông thì không những nhà nước phải tốn một ngân sách lớn, tốn kém, để chi trả mà bên cạnh đó còn thiệt mất một lực lượng sản xuất đáng kể khi đáng lẽ ra những viên công an này có thể được đào tạo thành những doanh nhân, kỹ sư, bác sỹ,.., đó là những công việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Cách thứ hai là gia tăng mức trừng phạt đối với các sai phạm. Tuy vậy, khi mức độ trừng phạt gia tăng đến một mức nào đó thì sự trừng phạt biến đất nước trở thành một nơi khắc nghiệt – nơi mà sự nhân văn không còn nữa.
Cách thứ ba đó là khuyến khích sự xuất hiện của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này sẽ là các đối trọng xã hội giúp thúc đẩy một xã hội minh bạch và tiến bộ. Mỗi tổ chức sẽ có một mục tiêu và tất cả có cùng một sứ mệnh đó là đứng về phía quyền lợi của người dân và đất nước để điều tra, lên án, và kéo cơ quan công quyền vào cuộc nếu thấy những sai phạm từ các cá nhân hay tổ chức ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân và đất nước.
Sự hiện diện của các tổ chức xã hội mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, các tổ chức xã hội dân sự trước hết đóng vai trò là tiếng nói của người dân đối với các vấn đề thiết thực liên quan đến chính mình trong xã hội.
Thứ hai, sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự giúp cho một xã hội được kiểm soát lẫn nhau, mọi thứ dần minh bạch hơn, hạn chế những hành động có hại cộng đồng của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào.
Thứ ba, tổ chức xã hội được tổ chức bởi người dân do đó nó giúp kết nối người dân với đất nước, khiến họ có trách nhiệm với xã hội mình đang sống và tập cho họ quen dần với sự phản biện của mình.
Thứ tư, môi trường hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cũng sẽ giúp đào tạo nên những cá nhân có kinh nghiệm tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Những cá nhân này sẽ là những hạt giống lãnh đạo sau này trong nhiều tổ chức khác nhau từ kinh doanh đến chính trị.
Và cuối cùng, nếu so với hai phương cách trên – gia tăng sự hiện diện của công an hay gia tăng hình phạt – thì phương cách tăng cường sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự không những giúp cho nền dân chủ được sống động mà nó còn giúp cho sự tự do của xã hội được khởi sắc, vì tiếp xúc với những cá nhân dân sự tự tổ chức các hoạt động của mình lúc nào cũng dễ dàng và thoải mái hơn là tiếp xúc với các viên công an hay nhân viên công quyền.
Vì những ích lợi của các tổ chức xã hội dân sự như vậy nên ở các nước dân chủ phát triển, họ rất chú trọng đến việc duy trì và phát triển các tổ chức này. Các tổ chức như vậy được nhận tài trợ hàng năm dựa vào thành tích mình thực hiện. Thường họ nhận tiền trực tiếp từ các tổ chức chính phủ hoặc từ các nhà hảo tâm. Một số chính phủ thường có chính sách giảm thuế cho các cá nhân hay tổ chức đóng góp tiền cho các tổ chức như vậy dựa vào tỉ lệ đóng góp.
Một nước Việt Nam văn minh trong tương lai cũng nên hỗ trợ sự hình thành các tổ chức dân sự xã hội như vậy. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ đóng vai trò là những đối trọng xã hội, kiểm soát sự sai phạm trong hành động của các cá nhân hay tổ chức làm phương hại đến lợi ích của nhân dân và tổ quốc từ gây ô nhiễm môi sinh đến sự an toàn của thực phẩm. Và khi mà sự sai phạm được đưa ra thì các đối trọng chính trị đến lượt nó áp lực chính phủ cầm quyền phải thực hiện nghiêm phát luật để bảo vệ lợi ích của quốc gia. Sự phát triển của một quốc gia do đó có một công lớn ở sự phản biện của các đối trọng xã hội.
OL, 22.12.2016