Thật không cảm thấy dễ dàng hay thoải mái gì khi có một người nói trái ý bạn ở đâu đó. Nhưng hãy khoan phiền lòng nếu thấy có người nói trái ý bạn. Bởi vì người góp ý xuất thân từ một văn hóa khác, lớn lên trong môi trường khác, và đơn giản hơn là anh ta hay cô ta không phải là bạn, nên hẳn góc nhìn có phần khác. Vì vậy mà tiếp nhận một ý kiến khác chiều trong tranh luận trước hết không phải là việc đồng ý hay không đồng ý với người ta, mà đó là một cơ hội để hiểu thêm một góc nhìn, một quan điểm hay cảm xúc từ người góp ý.
Nhiều bạn sẽ cho rằng nói dễ hơn làm. Đúng. Đặc biệt là khi những góp ý không còn tập trung vào đề tài thảo luận mà hướng đến các chỉ trích cá nhân. Vì vậy mà chúng ta cần phải trao đổi với nhau về một văn hóa tranh luận.
Trước hết, tranh luận không phải để thắng thua, mà để hiểu nhau và hiểu rõ hơn về vấn đề. Vì vậy hãy tập trung vào các luận điểm để giải thích và phản biện bằng các ví dụ và lập luận thay vì hướng đến các chỉ trích cá nhân. Các chỉ trích cá nhân chỉ có làm mất thêm hòa khí và làm tệ hơn không gian tranh luận.
Một xã hội không có tranh luận là một xã hội không còn suy nghĩ. Bởi vì nếu một xã hội có suy nghĩ thì tất nhiên các cá nhân khác nhau sẽ có những suy nghĩ khác nhau và sẽ có tranh luận giữa các suy nghĩ khác nhau. Đừng ngại tranh luận, vì đó là cội nguồn của phát triển. Chẳng phải các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và xã hội mà chúng ta đạt được ngày nay là nhờ ở sự tranh luận và cạnh tranh không ngừng giữa các ý kiến? Bằng cách đặt sự nghi ngờ và tranh luận về tính đúng đắn hay tối ưu của các phát kiến trước mà những người đi sau luôn tìm cách cải thiện nên những điều tốt đẹp hơn.
Một văn hóa tranh luận do đó cần được dạy và tập làm quen nơi các em học sinh bên cạnh các môn khoa học.
Ở một khía cạnh vi mô hơn, có một văn hóa tranh luận nghiêm túc sẽ giúp cho xã hội hài hòa và phát triển. Những ai có dịp làm việc nhóm trong các tổ chức hay công ty sẽ hiểu rằng trong một cuộc họp để đưa ra quyết định thì có tới 90 phần trăm thời gian là dùng để thảo luận và tranh luận. Nhờ những thảo luận và tranh luận mà mọi người hiểu rõ hơn về các quyết định và chính sách cũng như giúp các quyết định đưa ra được thảo luận kỹ hơn.
Có thể rằng quyết định được đưa ra bởi một người thì nhanh hơn là cả nhóm, nhưng về lâu về dài, những thành tựu lớn lao đa phần đều là công sức của một tập thể, mà sự thành công của nó sẽ không thể đạt được nếu thiếu một văn hóa tranh luận trong các quyết định.
Nói như vậy để thấy một điều rằng kỹ năng làm việc nhóm và văn hóa tranh luận luôn đi song song với nhau. Không thể nào có thể làm việc nhóm cùng nhau mà giữa chúng ta không có một văn hóa tranh luận đúng đắn. Và nghĩ như vậy mới thấy rằng người Việt mình chưa tự tổ chức thành công các hội đoàn độc lập cũng bởi vì chưa được làm quen nhiều với văn hóa tranh luận này. Một khi chưa quen với văn hóa tranh luận, thay vì tranh luận để tìm ra hướng đi tốt đẹp hơn cho nhóm thì các cuộc tranh luận lại diễn biến thành các chỉ trích, thù hằn cá nhân làm mất đi sự đoàn kết và cuối cùng dẫn đến tan rã nhóm.
Bất cứ một văn hóa nào cũng cần phải học, tranh luận và làm việc nhóm cũng vậy. Ở Singapore, hầu như học kỳ nào ở cấp đại học cũng có những dự án nhóm và thầy cô luôn bắt các sinh viên tự chọn nhóm cho mình để làm dự án. Các buổi họp để thi hành dự án luôn luôn là các tranh luận và tranh cãi, chỉ để cuối cùng tìm ra một giải pháp tối ưu và khả thi. Đó là cách mà giáo dục của Singapore dạy sinh viên mình cách làm việc nhóm và tranh luận.
Giáo dục Việt Nam không có được điều đó, và đó là một thiệt thòi lớn cho sinh viên Việt Nam. Vì vậy mà nhiều người Việt không quen với cả hai văn hóa tranh luận và làm việc nhóm.
Liệu rằng mạng xã hội có giúp hình thành nên một văn hóa tranh luận hay không? Mình nghĩ là có. Hãy bắt đầu bằng việc thể hiện các quan điểm tranh luận và phản biện nghiêm túc. Từ một người, vài người, và từ từ sẽ hình thành nên một văn hóa.
OL. 16.11.2016.
Nhiều bạn sẽ cho rằng nói dễ hơn làm. Đúng. Đặc biệt là khi những góp ý không còn tập trung vào đề tài thảo luận mà hướng đến các chỉ trích cá nhân. Vì vậy mà chúng ta cần phải trao đổi với nhau về một văn hóa tranh luận.
Trước hết, tranh luận không phải để thắng thua, mà để hiểu nhau và hiểu rõ hơn về vấn đề. Vì vậy hãy tập trung vào các luận điểm để giải thích và phản biện bằng các ví dụ và lập luận thay vì hướng đến các chỉ trích cá nhân. Các chỉ trích cá nhân chỉ có làm mất thêm hòa khí và làm tệ hơn không gian tranh luận.
Một xã hội không có tranh luận là một xã hội không còn suy nghĩ. Bởi vì nếu một xã hội có suy nghĩ thì tất nhiên các cá nhân khác nhau sẽ có những suy nghĩ khác nhau và sẽ có tranh luận giữa các suy nghĩ khác nhau. Đừng ngại tranh luận, vì đó là cội nguồn của phát triển. Chẳng phải các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và xã hội mà chúng ta đạt được ngày nay là nhờ ở sự tranh luận và cạnh tranh không ngừng giữa các ý kiến? Bằng cách đặt sự nghi ngờ và tranh luận về tính đúng đắn hay tối ưu của các phát kiến trước mà những người đi sau luôn tìm cách cải thiện nên những điều tốt đẹp hơn.
Một văn hóa tranh luận do đó cần được dạy và tập làm quen nơi các em học sinh bên cạnh các môn khoa học.
Ở một khía cạnh vi mô hơn, có một văn hóa tranh luận nghiêm túc sẽ giúp cho xã hội hài hòa và phát triển. Những ai có dịp làm việc nhóm trong các tổ chức hay công ty sẽ hiểu rằng trong một cuộc họp để đưa ra quyết định thì có tới 90 phần trăm thời gian là dùng để thảo luận và tranh luận. Nhờ những thảo luận và tranh luận mà mọi người hiểu rõ hơn về các quyết định và chính sách cũng như giúp các quyết định đưa ra được thảo luận kỹ hơn.
Có thể rằng quyết định được đưa ra bởi một người thì nhanh hơn là cả nhóm, nhưng về lâu về dài, những thành tựu lớn lao đa phần đều là công sức của một tập thể, mà sự thành công của nó sẽ không thể đạt được nếu thiếu một văn hóa tranh luận trong các quyết định.
Nói như vậy để thấy một điều rằng kỹ năng làm việc nhóm và văn hóa tranh luận luôn đi song song với nhau. Không thể nào có thể làm việc nhóm cùng nhau mà giữa chúng ta không có một văn hóa tranh luận đúng đắn. Và nghĩ như vậy mới thấy rằng người Việt mình chưa tự tổ chức thành công các hội đoàn độc lập cũng bởi vì chưa được làm quen nhiều với văn hóa tranh luận này. Một khi chưa quen với văn hóa tranh luận, thay vì tranh luận để tìm ra hướng đi tốt đẹp hơn cho nhóm thì các cuộc tranh luận lại diễn biến thành các chỉ trích, thù hằn cá nhân làm mất đi sự đoàn kết và cuối cùng dẫn đến tan rã nhóm.
Bất cứ một văn hóa nào cũng cần phải học, tranh luận và làm việc nhóm cũng vậy. Ở Singapore, hầu như học kỳ nào ở cấp đại học cũng có những dự án nhóm và thầy cô luôn bắt các sinh viên tự chọn nhóm cho mình để làm dự án. Các buổi họp để thi hành dự án luôn luôn là các tranh luận và tranh cãi, chỉ để cuối cùng tìm ra một giải pháp tối ưu và khả thi. Đó là cách mà giáo dục của Singapore dạy sinh viên mình cách làm việc nhóm và tranh luận.
Giáo dục Việt Nam không có được điều đó, và đó là một thiệt thòi lớn cho sinh viên Việt Nam. Vì vậy mà nhiều người Việt không quen với cả hai văn hóa tranh luận và làm việc nhóm.
Liệu rằng mạng xã hội có giúp hình thành nên một văn hóa tranh luận hay không? Mình nghĩ là có. Hãy bắt đầu bằng việc thể hiện các quan điểm tranh luận và phản biện nghiêm túc. Từ một người, vài người, và từ từ sẽ hình thành nên một văn hóa.
OL. 16.11.2016.