Ổ chứa đám mây (cloud storage) của bạn đã đầy, chán với những dịch vụ miễn phí của Mỹ và phương Tây chỉ cho phép dùng vài Gigabyte cho đến 100 Gigabyte? Bạn muốn kiếm một dịch vụ miễn phí mới cho phép chứa nhiều hơn? Đừng lo đã có ứng dụng Weiyun. Có lẽ đây là lần đầu tiên bạn nghe đến ứng dụng này? Weiyun là một ứng dụng chứa đám mây của Tencent, một trong những hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Weiyun được quảng cáo cho phép mức chứa miễn phí đến 10 TB (tức 10240 Gigabyte). Nhưng, với một người có chút hiểu biết và quan ngại về các vấn đề bảo mật, an ninh, liệu bạn có muốn cái đặt Weiyun và cho phép Weiyun lưu các tài liệu của mình trên các máy chủ không? Nhiều người sẽ nói rằng không, nhất là những người lo ngại về vấn đề bảo mật cá nhân. Và đó cũng là lý do mà ứng dụng Weiyun này cho dù đưa ra nhiều ưu đãi, vẫn chỉ được biết đến ở thị trường Trung Quốc mà không hấp dẫn người dân ở các nước phương Tây.
Số phận của Weiyun không khác bao xa số phận của các điện thoại và các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các hãng Trung Quốc. Ngày càng nhiều các nước phương Tây, đưa ra các cảnh báo khác nhau về mức độ không bảo đảm an toàn thông tin đối với các thiết bị của Trung Quốc. Với người dân, mà một đa phần là không có nhiều hiểu biết về công nghệ, những cảnh báo và thậm chí hạn chế bán các sản phẩm viễn thông của Trung Quốc đã khiến đóng chặt cánh cửa xâm nhập thị trường thế giới của các hãng công nghệ Trung Quốc.
Các hãng công nghệ của Trung Quốc thì ngược lại chỉ bào chữa rằng họ độc lập khỏi chính phủ Trung Quốc và không là một công cụ của chính phủ. Nhưng, câu hỏi là một khi chính phủ Trung Quốc đòi hỏi các hãng công nghệ này cung cấp các dữ liệu thì các hãng có phải cung cấp không? Dù câu trả lời là không thì ai cũng hiểu là các hãng công nghệ khó lòng nào từ chối.
Sự can thiệp của chính phủ quá sâu vào dữ liệu cá nhân thông qua các công ty viễn thông do đó luôn là một đe doạ cho các công ty muốn vươn ra thế giới. Chẳng ai muốn dùng một thiết bị mà các thông tin cá nhân của mình có thể bất cứ lúc nào được giao nộp cho chính quyền để dùng làm bằng chứng nhằm tố cáo lại chính mình. Có quá nhiều lựa chọn để họ lấy một thiết bị khác. Chính vì vậy mà các hãng công nghệ của Mỹ luôn phủ nhận sự can thiệp của chính phủ Mỹ vào các dữ liệu của mình, vì chỉ có như vậy thì họ mới sống được, còn không chỉ có nước phá sản. Chính phủ Mỹ cũng hiểu rõ vấn đề, và vì vậy mà việc không công khai can thiệp vào dữ liệu của các hãng công nghệ như là một cách nâng đỡ uy tín các doanh nghiệp, giúp họ lớn mạnh và khống chế thị trường thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng Luật An ninh Mạng của Việt Nam mới thông qua nhằm bắt buộc công ty cung cấp dịch vụ giao nộp thông tin người dùng và hợp tác với chính quyền chính là một cánh cửa đóng chặt thị trường bên ngoài đối với các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam. Sẽ chẳng có thị trường nào sẵn lòng sử dụng một dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp của Việt Nam một khi họ hiểu về Luật An ninh Mạng. Đơn giản là khách hàng họ không bao giờ muốn bị giám sát và cung cấp các thông tin của mình cho công an Việt Nam.
Các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam do đó sẽ chết. Những cá nhân làm về công nghệ một cách nghiêm túc và có một hoài bão to lớn do đó sẽ phải di cư sang một nước khác.
Trong khi chính phủ đang hô hào kiến tạo và khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp thì quả thật Luật An ninh Mạng chính nó như là một phát súng tự bắn vào chân mình. Thật đáng tiếc.
Nguyễn Huy Vũ
3/1/2018
Số phận của Weiyun không khác bao xa số phận của các điện thoại và các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các hãng Trung Quốc. Ngày càng nhiều các nước phương Tây, đưa ra các cảnh báo khác nhau về mức độ không bảo đảm an toàn thông tin đối với các thiết bị của Trung Quốc. Với người dân, mà một đa phần là không có nhiều hiểu biết về công nghệ, những cảnh báo và thậm chí hạn chế bán các sản phẩm viễn thông của Trung Quốc đã khiến đóng chặt cánh cửa xâm nhập thị trường thế giới của các hãng công nghệ Trung Quốc.
Các hãng công nghệ của Trung Quốc thì ngược lại chỉ bào chữa rằng họ độc lập khỏi chính phủ Trung Quốc và không là một công cụ của chính phủ. Nhưng, câu hỏi là một khi chính phủ Trung Quốc đòi hỏi các hãng công nghệ này cung cấp các dữ liệu thì các hãng có phải cung cấp không? Dù câu trả lời là không thì ai cũng hiểu là các hãng công nghệ khó lòng nào từ chối.
Sự can thiệp của chính phủ quá sâu vào dữ liệu cá nhân thông qua các công ty viễn thông do đó luôn là một đe doạ cho các công ty muốn vươn ra thế giới. Chẳng ai muốn dùng một thiết bị mà các thông tin cá nhân của mình có thể bất cứ lúc nào được giao nộp cho chính quyền để dùng làm bằng chứng nhằm tố cáo lại chính mình. Có quá nhiều lựa chọn để họ lấy một thiết bị khác. Chính vì vậy mà các hãng công nghệ của Mỹ luôn phủ nhận sự can thiệp của chính phủ Mỹ vào các dữ liệu của mình, vì chỉ có như vậy thì họ mới sống được, còn không chỉ có nước phá sản. Chính phủ Mỹ cũng hiểu rõ vấn đề, và vì vậy mà việc không công khai can thiệp vào dữ liệu của các hãng công nghệ như là một cách nâng đỡ uy tín các doanh nghiệp, giúp họ lớn mạnh và khống chế thị trường thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng Luật An ninh Mạng của Việt Nam mới thông qua nhằm bắt buộc công ty cung cấp dịch vụ giao nộp thông tin người dùng và hợp tác với chính quyền chính là một cánh cửa đóng chặt thị trường bên ngoài đối với các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam. Sẽ chẳng có thị trường nào sẵn lòng sử dụng một dịch vụ công nghệ của các doanh nghiệp của Việt Nam một khi họ hiểu về Luật An ninh Mạng. Đơn giản là khách hàng họ không bao giờ muốn bị giám sát và cung cấp các thông tin của mình cho công an Việt Nam.
Các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam do đó sẽ chết. Những cá nhân làm về công nghệ một cách nghiêm túc và có một hoài bão to lớn do đó sẽ phải di cư sang một nước khác.
Trong khi chính phủ đang hô hào kiến tạo và khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp thì quả thật Luật An ninh Mạng chính nó như là một phát súng tự bắn vào chân mình. Thật đáng tiếc.
Nguyễn Huy Vũ
3/1/2018