24.12.24

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 4. Thượng nghị viện

Chương 4 trình bày cấu trúc và chức năng của Thượng nghị viện. Nguyễn Huy Vũ.
-
Điều 49. Chức năng

Thông qua Thượng nghị viện, các bang sẽ tham gia vào hoạt động lập pháp và hành chính của liên bang.

Điều 50. Thành phần

(1) Thượng nghị viện sẽ bao gồm các thành viên của chính quyền các bang. Các chính quyền bang chịu trách nhiệm bổ nhiệm, triệu hồi, và thay thế các thành viên này.

(2) Mỗi bang sẽ có tối thiểu ba phiếu bầu; các bang có hơn hai triệu dân sẽ có bốn phiếu, các bang có hơn sáu triệu dân sẽ có năm phiếu, và các bang hơn bảy triệu dân sẽ có sáu phiếu.

(3) Mỗi bang bổ nhiệm số thành viên tương đương với số phiếu của mình. Các phiếu của mỗi vùng chỉ được bỏ như một đơn vị nhằm thể hiện quan điểm chung của vùng và chỉ bởi các thành viên có mặt hoặc những người thay thế họ.

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 3 – Hạ nghị viện

Chương 3 trình bày tổ chức và hoạt động của Hạ nghị viện. Nguyễn Huy Vũ. 
-
Điều 35. Bầu cử

(1) Thành viên của Hạ nghị viện được bầu từ các cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Họ đại diện cho toàn dân, không bị ràng buộc bởi các chỉ đạo hoặc hướng dẫn và chỉ chịu trách nhiệm trước lương tâm mình.

(2) Công dân đến tuổi mười tám sẽ được quyền bỏ phiếu. Công dân đã đạt tuổi trưởng thành có thể được bầu chọn.

(3) Các chi tiết được quy định bởi luật liên bang.

Điều 36. Nhiệm kỳ – Triệu tập

(1) Hạ nghị viện được bầu theo nhiệm kỳ bốn năm. Nhiệm kỳ của nó kết thúc khi Hạ nghị viện mới được triệu tập. Cuộc bầu cử mới được tổ chức không sớm hơn bốn mươi sáu (46) tháng và không muộn hơn bốn mươi tám (48) tháng sau khi một nhiệm kỳ bắt đầu. Nếu Hạ nghị viện bị giải thể, cuộc bầu cử mới được tổ chức trong vòng sáu mươi (60) ngày.

(2) Hạ nghị viện sẽ triệu tập cuộc họp chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) sau ngày bầu cử.

(3) Hạ nghị viện sẽ xác định thời điểm hoãn và tiếp tục các phiên họp. Chủ tịch Hạ nghị viện có thể triệu tập cuộc họp vào ngày sớm hơn. Chủ tịch Hạ nghị viện có nghĩa vụ triệu tập cuộc họp khi một phần ba thành viên Hạ nghị viện, Tổng thống hoặc Thủ tướng yêu cầu.

10.12.24

Nhìn Syria nghĩ về những tương đồng với Việt Nam

Sau hơn 10 ngày khi phe nổi dậy đột ngột tấn công, chế độ của Bashar al-Assad đã sụp đổ một cách nhanh chóng mà có rất ít sự kháng cự. Sự sụp đổ của nó nói lên bản chất của vấn đề đó là chế độ thiếu sự lưu luyến và hỗ trợ của người dân. Những gì diễn ra ở Syria có nhiều nét tương đồng với Việt Nam mà tôi nghĩ, rằng với tình hình Việt Nam hiện nay khi mà chế độ không còn lòng tin của nhân dân, một cơn gió chính trị thổi qua có thể dễ dàng làm ngã chế độ vì đại đa số nhân dân đã quá chán ngán.

19.7.24

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 2 - Liên bang và bang

Chương Hai trình bày những nguyên tắc chung về chính quyền liên bang và các bang. 

Nguyễn Huy Vũ

19/7/2024

-------

CHƯƠNG 2. LIÊN BANG VÀ BANG

Điều 22. Những nguyên tắc hiến định, nghĩa vụ bảo vệ trật tự dân chủ tự do của hiến pháp

(1) Cộng hòa Liên bang Việt Nam là một nhà nước cộng hoà, không chia tách, được tổ chức hành chính theo thể chế liên bang nhằm tối ưu hoá việc quản lý hành chính, bảo đảm dân chủ và phát triển đất nước. 

(2) Mọi quyền lực của các cơ quan nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Quyền lực đó được thực hiện bởi nhân dân thông qua bầu cử, việc bỏ phiếu và thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cụ thể. 

(3) Lập pháp sẽ bị ràng buộc bởi trật tự hiến pháp. Hành pháp và tư pháp sẽ bị ràng buộc bởi pháp luật và công lý. 

(4) Tất cả người Việt Nam có quyền chống lại bất kỳ kẻ nào tìm cách xóa bỏ trật tự hiến pháp này, nếu không còn biện pháp khắc phục khác. 

18.7.24

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 1 - Các quyền cơ bản

Lời giới thiệu về bản hiến pháp

Việt Nam rồi sẽ có dân chủ, sớm hay muộn. Đến lúc nào và trong hình thái như thế nào đó là nhờ ở nguyện vọng và ưu tư của người dân Việt Nam. Một chế độ dân chủ mới luôn bắt đầu bởi một bản hiến pháp mới trong đó phác hoạ ra cấu trúc của một chính quyền mới. Trong cuốn tiểu luận “Mô hình nghị viện - liên bang cho Việt Nam”, tôi đã trình bày một cách chi tiết rằng mô hình chính trị mà Việt Nam nên tham khảo để áp dụng cho mình đó là mô hình nghị viện - liên bang của Đức. Đó là một mô hình bảo đảm sự dân chủ, tính ổn định chính trị, sự tương nhượng và hợp tác giữa các đảng phái vì đất nước, và quan trọng hơn là nó hoạt động được và giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia. Mô hình được thiết kế để tạo ra những giá trị như vậy và nó đã được chứng minh trong thực tiễn. 

10.6.24

Tại sao chính quyền phải giải tán nhóm tu của sư Minh Tuệ?

Giờ này, số phận của sư Minh Tuệ coi như đã được quyết định. Việc bắt đi làm căn cước công dân vào lúc nửa đêm chỉ là một cái cớ. Bởi không phải thanh niên nào trên đất nước Việt Nam cũng có căn cước công dân và không phải ai không có căn cước công dân thì công an cũng nửa đêm vào nhà bắt đi làm. Bởi không có căn cước công dân không phải là một tội hình sự. 


Đó là một điều dị hợm, bởi không có nước nào trên thế giới mà nửa đêm công an vào nhà chở đi làm căn cước công dân cả. Và ngay cả ở Việt Nam, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên. 

1.6.24

Đổi hơi thở, chuyển tính cách

Hôm rồi nghe sư Kim Cang trong đoàn thiền hành của sư Minh Tuệ kể rằng đi thiền hành mỗi ngày hơn 30 cây số nhưng không thấy mệt, càng đi càng hoan hỉ, và cách đi là tập trung tư tưởng, đừng ngó ngang dọc, vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật, cụ thể là đi bước một niệm A, bước hai là Di, bước ba là Đà, và bước bốn là Phật, sau đó thì lập lại. 

Nghe sư chia sẻ, tôi bỗng nhớ tới những ngày đi học võ, nghe sư phụ chỉ dẫn cách kiểm soát hơi thở và qua kiểm soát hơi thở kiểm soát được bản năng phản ứng tự nhiên và sau đó là kiểm soát hành vi rồi dần thay đổi tính cách.