19.7.24

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 2 - Liên bang và bang

Chương Hai trình bày những nguyên tắc chung về chính quyền liên bang và các bang. 

Nguyễn Huy Vũ

19/7/2024

-------

CHƯƠNG 2. LIÊN BANG VÀ BANG

Điều 22. Những nguyên tắc hiến định, nghĩa vụ bảo vệ trật tự dân chủ tự do của hiến pháp

(1) Cộng hòa Liên bang Việt Nam là một nhà nước cộng hoà, không chia tách, được tổ chức hành chính theo thể chế liên bang nhằm tối ưu hoá việc quản lý hành chính, bảo đảm dân chủ và phát triển đất nước. 

(2) Mọi quyền lực của các cơ quan nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Quyền lực đó được thực hiện bởi nhân dân thông qua bầu cử, việc bỏ phiếu và thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cụ thể. 

(3) Lập pháp sẽ bị ràng buộc bởi trật tự hiến pháp. Hành pháp và tư pháp sẽ bị ràng buộc bởi pháp luật và công lý. 

(4) Tất cả người Việt Nam có quyền chống lại bất kỳ kẻ nào tìm cách xóa bỏ trật tự hiến pháp này, nếu không còn biện pháp khắc phục khác. 

18.7.24

Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Việt Nam. Chương 1 - Các quyền cơ bản

Lời giới thiệu về bản hiến pháp

Việt Nam rồi sẽ có dân chủ, sớm hay muộn. Đến lúc nào và trong hình thái như thế nào đó là nhờ ở nguyện vọng và ưu tư của người dân Việt Nam. Một chế độ dân chủ mới luôn bắt đầu bởi một bản hiến pháp mới trong đó phác hoạ ra cấu trúc của một chính quyền mới. Trong cuốn tiểu luận “Mô hình nghị viện - liên bang cho Việt Nam”, tôi đã trình bày một cách chi tiết rằng mô hình chính trị mà Việt Nam nên tham khảo để áp dụng cho mình đó là mô hình nghị viện - liên bang của Đức. Đó là một mô hình bảo đảm sự dân chủ, tính ổn định chính trị, sự tương nhượng và hợp tác giữa các đảng phái vì đất nước, và quan trọng hơn là nó hoạt động được và giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia. Mô hình được thiết kế để tạo ra những giá trị như vậy và nó đã được chứng minh trong thực tiễn. 

10.6.24

Tại sao chính quyền phải giải tán nhóm tu của sư Minh Tuệ?

Giờ này, số phận của sư Minh Tuệ coi như đã được quyết định. Việc bắt đi làm căn cước công dân vào lúc nửa đêm chỉ là một cái cớ. Bởi không phải thanh niên nào trên đất nước Việt Nam cũng có căn cước công dân và không phải ai không có căn cước công dân thì công an cũng nửa đêm vào nhà bắt đi làm. Bởi không có căn cước công dân không phải là một tội hình sự. 


Đó là một điều dị hợm, bởi không có nước nào trên thế giới mà nửa đêm công an vào nhà chở đi làm căn cước công dân cả. Và ngay cả ở Việt Nam, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên. 

1.6.24

Đổi hơi thở, chuyển tính cách

Hôm rồi nghe sư Kim Cang trong đoàn thiền hành của sư Minh Tuệ kể rằng đi thiền hành mỗi ngày hơn 30 cây số nhưng không thấy mệt, càng đi càng hoan hỉ, và cách đi là tập trung tư tưởng, đừng ngó ngang dọc, vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật, cụ thể là đi bước một niệm A, bước hai là Di, bước ba là Đà, và bước bốn là Phật, sau đó thì lập lại. 

Nghe sư chia sẻ, tôi bỗng nhớ tới những ngày đi học võ, nghe sư phụ chỉ dẫn cách kiểm soát hơi thở và qua kiểm soát hơi thở kiểm soát được bản năng phản ứng tự nhiên và sau đó là kiểm soát hành vi rồi dần thay đổi tính cách. 

11.12.23

Henry Kissinger và Nam Việt

Trong suốt một thời gian dài, thậm chí cho đến ngày nay, nhiều người ở Việt Nam vẫn còn nghĩ rằng Henry Kissinger là một tội đồ, người đã góp phần tạo nên Hiệp định Paris 1973 với nhiều điều khoản có lợi cho Bắc Việt để rồi hai năm sau đó Bắc Việt đã tấn công và làm Nam Việt phải sụp đổ khi Mỹ cắt viện trợ. 

Nhận định này không sai nhưng nó không phản ảnh hết thực tế lúc bấy giờ. Henry Kissinger là người đã thương thuyết để tạo nên Hiệp định Paris nên ông là người chịu trách nhiệm về những hậu quả của Hiệp định. Nhưng nếu không có Henry Kissinger chắc chắn sẽ có một nhân vật khác chịu trách nhiệm thương thuyết để Mỹ rút quân về nước. 

1.12.23

Henry Kissinger

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vừa qua đời, thọ 100 tuổi. Ông là một học giả và là một chiến lược gia giúp định hình nên trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, dù nhiệm kỳ phục vụ của ông trong chính quyền Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 8 năm từ 1969 đến 1977 — từ 1969 đến 1975 với vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia và từ 1973 đến 1977 với vai trò Ngoại trưởng. 

25.11.23

Đại nạn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ ra đi. Người ta nhắc nhiều đến ông như một tu sỹ, học giả Phật học, nhà văn, nhà bất đồng chính kiến, nhưng ít người nhắc rằng ông còn là một lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức được thành lập vào năm 1964. Là một người tham gia vào Giáo hội từ rất sớm, số phận của ông do đó gắn liền với số phận của Giáo hội.