11.12.23

Henry Kissinger và Nam Việt

Trong suốt một thời gian dài, thậm chí cho đến ngày nay, nhiều người ở Việt Nam vẫn còn nghĩ rằng Henry Kissinger là một tội đồ, người đã góp phần tạo nên Hiệp định Paris 1973 với nhiều điều khoản có lợi cho Bắc Việt để rồi hai năm sau đó Bắc Việt đã tấn công và làm Nam Việt phải sụp đổ khi Mỹ cắt viện trợ. 

Nhận định này không sai nhưng nó không phản ảnh hết thực tế lúc bấy giờ. Henry Kissinger là người đã thương thuyết để tạo nên Hiệp định Paris nên ông là người chịu trách nhiệm về những hậu quả của Hiệp định. Nhưng nếu không có Henry Kissinger chắc chắn sẽ có một nhân vật khác chịu trách nhiệm thương thuyết để Mỹ rút quân về nước. 

1.12.23

Henry Kissinger

Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vừa qua đời, thọ 100 tuổi. Ông là một học giả và là một chiến lược gia giúp định hình nên trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, dù nhiệm kỳ phục vụ của ông trong chính quyền Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 8 năm từ 1969 đến 1977 — từ 1969 đến 1975 với vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia và từ 1973 đến 1977 với vai trò Ngoại trưởng. 

25.11.23

Đại nạn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ ra đi. Người ta nhắc nhiều đến ông như một tu sỹ, học giả Phật học, nhà văn, nhà bất đồng chính kiến, nhưng ít người nhắc rằng ông còn là một lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức được thành lập vào năm 1964. Là một người tham gia vào Giáo hội từ rất sớm, số phận của ông do đó gắn liền với số phận của Giáo hội. 

18.10.23

Việt Nam ở một khúc quanh

Trung Quốc


Tháng rồi, tôi có dịp nói chuyện với một anh người quen chuyên làm nghề xuất khẩu. Anh kể năm ngoái anh xuất qua Trung Quốc được 40 công-tai-nơ (container) gỗ, nhưng năm nay, 2023, không có một đơn hàng nào từ Trung Quốc. Tình hình kinh tế Trung Quốc rất bi đát. Anh bảo thêm, năm ngoái còn dịch nhưng người Trung Quốc còn chi tiền, vì vậy mà họ còn tiêu. Năm nay thì họ không còn tiêu xài gì nữa. Trung Quốc cũng là khách hàng lớn nhất cho các sản phẩm hải sản đặc biệt là tôm của các trang trại nuôi tôm ở Nam Mỹ nhưng năm nay sức mua đã giảm đi rất nhiều dẫn đến giá tôm rẻ, giới nuôi tôm lỗ. 


Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, Trung Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, nó đánh dấu sự chấm dứt của hi vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, và nó cũng sẽ chấm dứt việc trở thành một hình mẫu mà Việt Nam sẽ theo đuổi. 

15.6.23

Đảng Cộng sản nên tìm một con đường thoát cho mình, và cả cho dân tộc

Sự kiện những người dân Tây Nguyên nổi loạn bắn giết cán bộ vừa rồi chỉ là giọt nước tràn ly, một phần nổi của tảng băng chìm, rằng sự xung đột giữa hai thế lực cầm quyền và bị trị nó đã đến mức cực điểm. 

Những người dân ở Tây Nguyên dám cầm súng bắn chết cán bộ xã bởi vì họ có vũ khí và họ gan dạ. Nếu tất cả dân thường Việt Nam đều có vũ khí trong tay thì chắc chắn một điều rằng chỉ trong vòng một tháng, có lẽ rất ít cán bộ cộng sản còn sống, và đảng Cộng sản chắc chắn sẽ không còn tồn tại. 


Đó không phải là một lời cường điệu. Hãy nhìn thử xem trên mạng xã hội hay ngoài đường phố, ngoại trừ nhóm người ăn lương của chính quyền, có mấy người còn nói tốt về chế độ và cán bộ, hay là mỗi lần nhìn thấy cán bộ cộng sản chết thì họ mừng?


Cho nên vị thế của đảng Cộng sản nhìn bề ngoài thì có vẻ vững chãi vì có công an, quân đội, nhưng bên trong thì không hẳn như vậy. 

31.5.23

Công việc đầu tiên

Công việc chuyên nghiệp đầu tiên của tôi là một kỹ sư điện tử. Ngay từ đầu học kỳ cuối cùng của chương trình đại học là tôi đã gửi đơn xin việc khắp nơi. Thị trường Singapore quá nhỏ nên số công việc cũng không nhiều. Cứ khoảng hai ba ngày tôi gửi một đơn. Cho đến chừng hơn một tháng trước khi tốt nghiệp thì tôi đã có việc và bắt đầu đi làm. 

14.4.23

Bất bình đẳng và bất ổn

Ngày thành lập đảng Nhân dân Hành động, Lý Quang Diệu cầm đầu một nhóm trí thức chủ trương tham gia với một nhóm lãnh đạo nghiệp đoàn cánh tả với mục đích để lấy ảnh hưởng của nhân dân. Nhóm trí thức Anh học của Lý Quang Diệu thừa biết rằng mối quan hệ này sẽ chẳng kéo dài lâu vì sự khác biệt trong ý thức hệ. Một bên theo tư tưởng tư bản của phương Tây còn một bên theo tư tưởng cộng sản Mao-ít của Tàu-Xô. Nhưng Lý Quang Diệu đã quyết định chọn điều này. Đó là một tính toán chính trị. 

Nếu Lý Quang Diệu và nhóm trí thức của mình tự lập ra một chính đảng riêng, mặc áo vét, thắt cà vạt, đi nói chuyện với quần chúng, vốn đa phần là những người nghèo khổ, thì chẳng mấy ai theo. Người dân, ở đâu cũng vậy, đa phần chỉ cảm thấy gắn bó về tâm tình, niềm tin, sự thông cảm đối với những người đồng giai cấp với mình. Đó là lý do mà Lý Quang Diệu sau đó đã từ bỏ mặc áo vest, chuyển sang mặc áo phông ngắn tay, học nói bập bẹ tiếng Tàu để đi nói chuyện với giới cần lao, rồi cuối cùng chinh phục họ. Người dân cảm thấy xúc động khi một người ở một giai cấp khác đã chấp nhận từ bỏ lối sống thượng lưu (ít nhất là về mặt hình thức), để hoà mình vào đám đông, và giúp nói lên tiếng nói của mình.